Ngày 11/9,ăngnăngsuấtngànhđiệntừcôngnghệbiếnrácthànhnănglượkqbđ tbn tại Long An, Công ty H-T Giang San thuộc Tập đoàn Nghê Tử chính thức giới thiệu hệ thống xử lý rác thải tạo ra điện năng. Đây là hệ thống có thể tiêu hủy tất cả các loại rác có độ ẩm lên đến 70% mà không cần phải phân loại rác nguồn, từ đó sản xuất ra điện và than sinh học giúp tăng năng suất chất lượng ngành điện năng.
Đây là công nghệ hoàn toàn của Việt Nam và là sản phẩm có sự hợp tác của các kỹ sư Việt Nam và các kỹ sư Mỹ. Theo các kỹ sư Công ty H-T Giang San, hệ thống xử lý rác vừa được nghiên cứu không tạo ra khói và hơi nước ngưng tụ độc hại. Hệ thống cũng không sử dụng nước sạch để đốt rác nên không phải tiêu tốn nước. Đây là điểm cải tiến hơn so với các lò đốt rác tạo ra điện ở các nước Châu Âu, thường tạo ra hơi nước và khói độc hại.
Các kỹ sư Việt Nam giới thiệu lò đốt biến rác thành điện năng, giúp nâng cao năng suất chất lượng ngành điện
Theo đó, hệ thống hoạt động trên cơ chế: Rác khi được đưa vào lò đốt với nhiệt độ lớn tiêu hủy toàn bộ. Khí sinh ra từ lò đốt kết hợp với khí hidro (do máy tạo khí hidro) tạo ra hỗn hợp khí metan. Luồng khí này sẽ được chuyển hóa thành khí DME, từ đó tạo ra điện năng. Với hệ thống xử lý rác nhỏ nhất sẽ đốt được 100 kg rác/giờ và sinh ra 20 kWh điện năng tương ứng.
Chia sẻ về thành công này, ông Huỳnh Văn Hòa, Chủ tịch hội đồng quản trị H-D Giang San cho biết, sắp tới công ty sẽ lắp ráp 9 máy cho Philippines và Trung Quốc cũng đang đặt hàng. Ngoài ra với công nghệ của Việt Nam này, một số nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Phi đã tiếp xúc tìm hiểu và có ý định đặt hàng. Hiện công ty có thể lắp ráp máy đốt rác lên đến 12.000 kg rác/giờ.
Trước đó cũng có nhiều công nghệ đốt rác thành điện năng nhưng với điều kiện rác phải phân loại tại nguồn. Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày.
Không chỉ tạo ra điện năng, giải pháp mới cho bài toán năng suất chất lượng này còn tạo ra than sinh học
Được biết, tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. TP. HCM mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử lý.
Thêm vào đó, việc quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị nước ta đang còn rất lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp. Vì vậy việc với công nghệ biến rác thành điện năng đang được xem là giải pháp hữu hiệu, vừa đảm bảo nâng cao năng suất chất lượng ngành điện với nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, vừa giúp bảo vệ môi trường.
Minh Thùy
Vật liệu từ lông gà tạo bước đột phá cho ngành xây dựng