Tốc độ phát triển lưới điện chậm hơn tốc độ phát triển nguồn điện,Đảmbảonguồncungđiệnổnđịnhvẫnlàtháchthứbxh asiad 2023 dẫn đến phải cắt giảm công suất phát ở một số thời điểm |
Nguy cơ thiếu công suất nguồn dự phòng
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tăng trưởng điện thương phẩm so với năm 2019 chỉ là 3,4%. Con số này được xem là bất thường, nên đã không được sử dụng để xem xét, đánh giá nhu cầu điện, làm cơ sở cho việc chuẩn bị nguồn cung trong Đề án Quy hoạch Điện VIII.
Mặc dù vậy, nhìn vào dữ liệu thống kê giai đoạn 2011 - 2020 cũng thấy rõ, tăng trưởng tiêu thụ điện thương phẩm đi theo xu hướng giảm. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 10,7%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,7%. Sau khi Covid-19 cơ bản được khống chế, tăng trưởng điện thương phẩm năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022 cũng vẫn ở mức thấp, khoảng 4 - 6%.
Bên cạnh đó, cơ cấu tiêu thụ điện cũng có sự chuyển dịch: tỷ trọng tiêu thụ điện của miền Bắc có xu hướng tăng dần (từ 39,2% năm 2011, tăng lên 44,1% năm 2020), còn miền Nam có xu hướng giảm dần (từ 51,1% năm 2011, giảm xuống còn 47% năm 2020). Hai khu vực này hiện chiếm 90% tỷ trọng tiêu thụ điện toàn quốc.