【cuocbongda】Chiến lược thuế tinh xảo của ‘người khổng lồ’ Uber

Những phân tích này dựa trên cơ sở nghiên cứu báo cáo tài chính của các công ty con của Uber,ếnlượcthuếtinhxảocủangườikhổnglồcuocbongda tài liệu tòa án tại hơn 100 quyền tài phán trên thế giới.

uber

Ảnh minh họa.

Chiến lược xâm lấn thị trường của Uber

Từ một doanh nghiệp khởi nghiệp (startp) vào năm 2011 tại Chiacago Hoa Kỳ bởi Kalanick, chỉ sau hơn 5 năm từ khi cung cấp cuốc xe đầu tiên tại San Francisco, hiện nay Uber hoạt động tại 342 thành phố ở hơn 60 nước, với 327.000 tài xế tự do tại Hoa Kỳ và hàng trăm nghìn tài xế khác trên thế giới.

Uber là một trong các “unicorn” lớn nhất (khởi nghiệp công nghệ tư nhân với số vốn ít nhất 1 tỷ USD) hiện đang phát triển khắp thung lũng ilicon và nhiều nơi khác. Theo các nhà đầu tư, giá trị được làm tròn hiện tại của Uber là 51 tỷ USD, phát triển nhanh hơn cả Facebook trước đó.

Theo đánh giá, chiến lược tăng trưởng hiện nay của Uber là xâm lấn thị trường thay vì thu nhập. Thu nhập chỉ là vấn đề thời gian sau thị trường. Hiện tại, chỉ cung cấp các cuốc taxi, nhưng Uber sẽ không dừng ở đó. Với dịch vụ UberRush, Uber đã thử nghiệm việc giao hàng và được đồn đoán rằng nó sẽ thống trị cuộc cách mạng xe không người lái. Hoặc như Kalanick đánh giá Uber là nền tảng để thay đổi hệ thống vận tải kém hiệu quả thế kỷ 21.

Trong khi đó, các hãng taxi truyền thống và các nhà phê bình trên thế giới lại mô tả Uber như một hoạt động nguy hại, thiếu tránh nhiệm khi cung cấp cho hành khách các lái xe không chuyên và nộp thuế không công bằng.

Hiện nay, mỗi nước ứng xử khác nhau với Uber. Cơ quan thuế Úc đánh thuế doanh thu 10% các cuốc xe Uber; chính quyền Rio de Janeiro và Sao Paulo cấm dịch vụ này; và ngay tại Hà Lan, năm 2015, văn phòng công ty đã bị nhà chức trách khám xét hai lần khi thanh tra dich vụ taxi chia sẻ UberPop.

Mạng lưới dày đặc tại nhiều quốc gia

Tháng 5/2013, Uber Chicago thành lập một doanh nghiệp mới tại Hà Lan có tên Uber International C.V. Vài tuần sau Uber Chicago (Uber) đã thực hiện những giao dịch chấn động khi chuyển quyền sở hữu của một số công ty con hải ngoại sang cho Uber International C.V, và ký một thỏa thuận với doanh nghiệp Hà Lan này để chia lợi nhuận từ quyền sở hữu trí tuệ của Uber.

Giữa tháng 6/2015, Uber đã tiếp tục với sự phát triển chóng mặt với một khác biệt cơ bản là từ thời điểm đó, toàn bộ thu nhập từ dịch vụ taxi chia sẻ ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ sẽ tránh được nghĩa vụ thuế Hoa Kỳ một cách an toàn.

Đó là thời khắc đặc biệt trong sự phát triển có tính tăng nạp của một công ty đã trở thành biểu tượng của một công ty toàn cầu hiện đại và năng động - trọng tâm của kinh tế nền tảng, kinh tế tự do và hàng loạt các định nghĩa có tính thời đại khác. Khởi nghiệp đã trở nên quá quan trọng, quá bùng nổ khiến người ta khó đánh giá nó một cách rõ ràng.

Trong một công bố hiếm hoi, người phát ngôn của Uber cho biết: “Cơ cấu thuế công ty dường như là một điểm it sáng tạo nhất của Uber. Nó là cách tiếp cận chuẩn mực của phần lớn các công ty đa quốc gia. Uber là một nhà phân phối thuần quan trọng cho hàng trăm nền kinh tế địa phương - đang tạo ra các vận hội kinh tế mới cho hàng nghìn người trong mỗi thành phố. Về thuế TNDN, đây là một vấn đề hiện nay còn chưa rõ ràng vì không như các công ty Hoa Kỳ đã trưởng thành và có lãi khác, Uber vẫn đang phải đầu tư để dàn trải dịch vụ trên toàn thế giới”.

Mặc dù các hoạt động của Uber bị “soi” rất kỹ, nhưng đến nay, cấu trúc công ty của Uber lại không nhận được nhiều sự quan tâm. Suy cho cùng, nó chỉ là một công ty thuộc sở hữu tư nhân. Nhưng phân tích chi tiết dữ liệu có được cho thấy đó là một mạng lưới các doanh nghiệp phức tạp đáng ngạc nhiên đối với một công ty mới như vậy.

Uber Technologies Inc là một công ty được thành lập tại Delaware (Hoa Kỳ) với hơn 60 công ty con tại Hoa Kỳ và 75 hoặc nhiều hơn các công ty con trên thế giới.

Ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, mạng lưới các công ty con của Uber được phối hợp kỹ lưỡng với nhau để tạo ra một cơ cấu đón đầu tối giản thuế. Một chiến lược thuế hợp pháp giống như chiến lược đã được các tên tuổi công nghệ khác sử dụng như Apple và Facebook hoặc các công ty đa quốc gia như Starbucks và GE.

Đến nay, Uber đã từ chối bất kỳ thảo luận nào về cấu trúc công ty hoặc chiến lược thuế của nó. Công ty cũng từ chối bình luận đối với các câu hỏi chi tiết về các nỗ lực tối thiểu hóa thuế. Nhưng trong một công bố hiếm hoi, người phát ngôn của Uber cho biết: “Cơ cấu thuế công ty dường như là một điểm ít sáng tạo nhất của Uber. Nó là cách tiếp cận chuẩn mực của phần lớn các công ty đa quốc gia. Uber là một nhà phân phối thuần quan trọng cho hàng trăm nền kinh tế địa phương - đang tạo ra các vận hội kinh tế mới cho hàng nghìn người trong mỗi thành phố. Về thuế TNDN, đây là một vấn đề hiện nay còn chưa rõ ràng vì không như các công ty Hoa Kỳ đã trưởng thành và có lãi khác, Uber vẫn đang phải đầu tư để dàn trải dịch vụ trên toàn thế giới”.

Tuy nhiên, điều đó không thuyết phục dư luận. Vì có thể công ty của Kalanick đã có kế hoạch để thu lợi nhuận khủng từ sự đầu tư đó. “Nếu không mong mỏi lợi nhuận cao, tại sao họ phải làm như vậy”? Reuven Avi-Yonah, Giám đốc chương trình thuế quốc tế Đại học Luật Michigan Law School bình luận. Và Uber đã cố giữ để khối lợi nhuận tương lai này không bị đánh thuế tại Hoa Kỳ với mức thuế suất cao nhất thế giới -35%.

Một chiến lược thuế tinh xảo...

Trong lĩnh vực thuế, việc sử dụng một cặp công ty con tại Ireland và một công ty con khác tại Hà Lan để chuyển lợi nhuận tới thiên đường thuế Bermuda là không mới. Google đã sử dụng phương án này để tiết kiệm hàng tỷ USD tiền thuế trong thời gian qua. Cách tiếp cận của Uber chỉ khác là loại các công ty con tại Ireland ra khỏi công thức, chỉ sử dụng các công ty con Hà Lan. Cơ cấu này đôi khi được gọi là một C.V - B.V hoặc “Hà Lan đúp”.

Chiến lược thuế nêu trên của các công ty là để khai thác chính đặc điểm kinh doanh của họ - giá trị chủ yếu của công ty là quyền sở hữu trí tuệ. Điều này đặc biệt thực tiễn trong bối cảnh của hệ thống thuế quốc tế hiện hành được thiết kế từ những năm 20 thế kỷ trước. Rất dễ để chuyển giao thức interrnet (IP - Interrnet Protocol) của một công ty và lợi nhuận của nó tới một vùng tài phán thân thiện về thuế so với di chuyển một cơ sở sản xuất. Như Giáo sư Michael Graetz của Đại học Luật Columbia nói: “Sự xa hoa của các công ty công nghệ chính ở chỗ họ không có nhà máy và thiết bị. Họ rất cơ động”.

Chiến lược bắt đầu với Uber International C.V một công ty con do Uber thành lập tháng 5/2013. Uber International C.V không có nhân viên và mặc dù được thuê đăng ký tại Hà Lan với địa chỉ của một công ty luật tại Bermuda như các trụ sở chính của nó. Uber International C.V nằm trên đỉnh của khối các công ty con ngoài Hoa Kỳ của Uber C.V là viết tắt của commanditaire vennootschap - trong ngôn ngữ Hà Lan là hợp danh.

Chiến lược thuế tinh xảo của ‘người khổng lồ’ Uber
Sự xa hoa của các công ty công nghệ chính ở chỗ họ không có nhà máy và thiết bị. Họ rất cơ động. Giáo sư Michael Graetz của Đại học Luật Columbia

Ngay sau khi Uber International C.V được thành lập, Uber đã tiến hành một số thỏa thuận với công ty con của mình. Vào 31/5/2013, Uber International C.V đồng ý trả cho Uber Technologies (Hoa Kỳ) một khoản phí trị giá 1.010.735 USD cộng với một khoản bản quyền bằng 1,45% thu nhập thuần trong tương lai để được quyền sử dụng sở hữu trí tuệ của Uber ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.

Hai công ty cũng đồng ý chia sẻ lợi ích và chi phí của IP được phát triển trong tương lai. Thỏa thuận chia sẻ chi phí này thực chất cho phép Uber nắm phần lớn lợi nhuận nằm ngoài Hoa Kỳ và do đó cũng ngoài tầm với của cơ quan thuế Hoa Kỳ. Thời điểm dàn xếp được chọn là tuyệt vời, với việc thực hiện giao dịch khi giá trị của Uber là 330 triệu USD thay vì 3,5 tỷ USD tăng lên sau đó, công ty đã chuyển nhiều giá trị hơn khỏi Hoa Kỳ với mức giá rẻ hơn.

Công ty con quan trọng thứ hai của Uber tại Hà Lan mà làm cho chiến lược thuế thành Hà Lan đúp là Uber B.V. Người khổng lồ đặt chỗ taxi có 10 công ty con tại Hà Lan, tất cả cùng chung một địa chỉ liên hệ tại một tòa nhà ở Grachtengordel, một quận trung tâm của Amsterdam. 7 trong số 10 công ty con, kể cả Uber International C.V, không có nhân viên. Riêng Uber B.V có 48 nhân viên với rất nhiều giao dịch để xử lý.

Khi hành khách tại bất kỳ nơi nào trên thế giới ngoài Hoa Kỳ sử dụng một cuốc Uber, khoản thanh toán sẽ được chuyển đến Uber B.V. Công ty sẽ chuyển 80% khoản thanh toán cuốc xe cho lái xe thông qua một công ty con Hà Lan khác và giữ lại 20% như doanh thu.

Điều thú vị là Uber International C.V. và Uber B.V có một thỏa thuận “cấp phép tài sản vô hình”, theo đó Uber B.V phải trả bản quyền cho Uber International C.V do việc sử dụng sở hữu trí tuệ của Uber - về cơ bản đó là một app để kết nối khách hàng với lái xe. Uber B.V được để lại một tỷ lệ lãi vận hành 1% doanh thu; phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí hoạt động được chuyển cho Uber International C.V dưới hình thức thanh toán bản quyền. Theo luật Hà Lan, khoản bản quyền này không chịu thuế.

Ví dụ hành khách gọi một Uber và đi một cuốc xe hết 100 USD. Khoản thanh toán được chuyển cho Uber B.V, sau đó, 80 USD được chuyển cho lái xe. Lái xe phải nộp thuế trên thu nhập của bản thân họ. Với 20 USD còn lại, giả sử Uber trừ một nửa cho chi phí thì còn lại 10 USD sẽ là thu nhập. Nhưng đó không phải thu nhập chịu thuế của nó. Uber B.V. sẽ chỉ hạch toán 1% của 20 USD như thu nhập - nghĩa là 20 cent. (Với mức thuế suất TNDN 25% tại Hà Lan, Chính phủ sẽ có 5 cent và công ty còn 15 cent.) Sau đó, Uber B.V. gửi phần còn lại - 9,80 USD - cho Uber International C.V như bản quyền. Đó là một kịch bản. Nếu Uber B.V chỉ trừ chi phí 5 USD, khoản bản quyền trả cho C.V là 14,80. Vấn đề ở đây là bất kể Uber International C.V nhận được bao nhiêu bản quyền, không một đồng nào trong số đó bị đánh thuế. Khoản này gọi là “thu nhập đại dương - ocean income” vì nó nằm ở vùng giáp ranh giữa cơ quan thuế các nước.

... và cực kỳ phức tạp

Chiến lược thuế tinh xảo của ‘người khổng lồ’ Uber
Hàng năm có tới 240 tỷ USD không vào ngân sách nhà nước vì các chiến lược thuế tinh xảo đã chuyển lợi thu nhập giữa các công ty con. Giám đốc thuế của OECD, Pascal Saint-Amans

Trên phương diện thuế, doanh nghiệp khởi nghiệp tạo ra một một mê cung các vấn đề chuyên môn. Khi cơ quan thuế Hà Lan xem xét Uber International C.V, thì coi đây là một công ty do các chủ sở hữu Hoa Kỳ kiểm soát và duy trì trụ sở chính tại Bermuda. Do đó, về kỹ thuật, nó không cần phải có các hoạt động kinh doanh hoặc thu nhập chịu thuế tại Hà Lan. Trong khi đó, Bermuda không đánh thuế TNDN. Nhưng với Hoa kỳ, Uber International C.V tự xác định như một công ty Hà Lan dù rằng nó là một công ty con của một doanh nghiệp Hoa Kỳ. Do đó, sẽ chỉ bị đánh thuế khi thu nhập được chuyển về Hoa Kỳ; nghĩa là được hoãn thuế vô thời hạn tại Hoa Kỳ.

Chỉ một phần nhỏ thu nhập của Uber International C.V chịu thuế đó là phần bản quyền công ty con trả cho công ty mẹ tại Hoa Kỳ - 1,45% thu nhập thuần mà đã đồng ý chi trả cho việc sử dụng IP hiện hành của Uber. Cứ 10 USD thu nhập thuần Uber International C.V nhận từ Uber B.V, thì phải trả 14,5 cen cho Uber Technologies. Phần này chịu thuế Hoa Kỳ. Phần còn lại nằm trong quĩ của Uber International C.V không chịu thuế.

Ngoài các công ty tại Hà Lan, Uber có các công ty con tại mỗi quốc gia hoạt động nhưng các công ty này không nhận thu nhập trực tiếp từ các cuốc xe địa phương, mà hoạt động như các doanh nghiệp “dịch vụ hỗ trợ”. Ví dụ, phần lớn chi phí của Uber Italy do Uber tài trợ dưới hình thức các khoản vay. Theo qui định của EU, lãi tiền vay đối với các khoản nợ này không bị đánh thuế tại Italy khi được chi trả.

Chính việc Uber và các công ty công nghệ khác có vẻ như đã quá thuần thục trong trò chơi thuế, nên các nguyên tắc thuế có thể đang thay đổi. Mặc dù bình luận của OECD về một sự minh bạch hơn nữa sẽ không thể bóc trần được hết các bí mật của chiến lược thuế ngay lập tức nhưng nó sẽ là một quá trình dẫn dắt các cải cách thuế liên tục. Cũng có nghĩa là một môi trường thuế khắc nghiệt hơn đối với các công ty như Uber. “Nó là tiếng súng mở màn cho một cuộc bố ráp thuế lớn của các nước trên thế giới” Giáo sư Kleinbard từ USC nói. “Rõ ràng các nước đang đi tới với lý thuyết về các công ty như Uber hoặc Google tiến hành kinh doanh như thế nào trên đất nước họ và nợ thuế tại đó”.

Uber cất cánh vào thời điểm khi các cơ quan thuế toàn cầu đang theo sát các “chiêu trò” thuế mà các công ty đa quốc gia đang áp dụng. Theo OECD, hàng năm có tới 240 tỷ USD không vào ngân sách nhà nước vì các chiến lược thuế tinh xảo đã chuyển lợi thu nhập giữa các công ty con. Giám đốc thuế của OECD, Pascal Saint-Amans đã cảnh báo thời gian của cuộc chơi đã kết thúc. Trong khi đó, theo các chuyên gia thuế, quá trình hoàn thiện hệ thống toàn cầu mới chỉ bắt đầu.

Tại Việt Nam chiến lược hiện tại của Uber là gì? Uber đang tiếp tục tạo thị phần hay vừa tạo thị phần vừa tránh thuế? Cần phân tích kỹ mô hình vận hành của Uber tại Việt Nam, nhất là các thỏa thuận của Uber với các đối tác Việt Nam, để có được câu trả lời đúng đắn và một sự so sánh thú vị với các dữ liệu trong chiến lược thuế nêu trên./.

Giang Minh (theo Tạp chí Forture)