【lich thi dau bong da hom.nay】Cục Dự trữ nhà nước khu vực Đà Nẵng: Vượt khó, chủ động xuất cấp hàng dự trữ hỗ trợ người dân

Cục Dự trữ nhà nước khu vực Đà Nẵng phối hợp với các ban,ụcDựtrữnhànướckhuvựcĐàNẵngVượtkhóchủđộngxuấtcấphàngdựtrữhỗtrợngườidâ<strong>lich thi dau bong da hom.nay</strong> ngành xuất cấp hàng

Cục Dự trữ nhà nước khu vực Đà Nẵng phối hợp với các ban, ngành xuất cấp hàng dự trữ hỗ trợ người dân. Ảnh: Nguyễn Triệu

Năm 2020, mặc dù có nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, Cục Dự trữ nhà nước khu vực Đà Nẵng đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện bảo quản hàng dự trữ quốc gia luôn đảm bảo về số lượng và chất lượng; xuất hàng trăm nghìn tấn lương thực và vật tư dự trữ quốc gia, đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; phục vụ an ninh và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được giao, đảm bảo an sinh xã hội tại các tỉnh miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Nhiều khó khăn từ dịch bệnh, thiên tai

Năm 2020 dịch bệnh, lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhiều ngành nghề trong đó có ngành Dự trữ. Ông Võ Xuân Nguyên - Cục trưởng Cục Dự trữ Đà Nẵng cho biết, công tác đấu thầu gạo của đơn vị trong năm nay đã gặp một số khó khăn. Do tình hình dịch Covid - 19 trong nước và trên toàn thế giới diễn biến phức tạp dẫn đến nhu cầu tích trữ gạo trong dân cũng như nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam của các nước rất cao làm cho giá gạo trong nước diễn biến bất thường. Đặc biệt là từ sau thời điểm mở thầu (12/3/2020), giá gạo diễn biến càng phức tạp, thường xuyên tăng cao và tăng liên tục từng ngày, các nhà thầu từ chối thương thảo hợp đồng, từ chối ký kết hợp đồng với đơn vị. Đơn vị phải hủy thầu và hủy kết quả lựa chọn nhà thầu để tổ chức đấu thầu lại.

Đối với công tác xuất gạo hỗ trợ học sinh, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, công tác xuất gạo hỗ trợ học sinh tỉnh Quảng Nam học kỳ II năm học 2019 - 2020 kéo dài đến tháng 6/2020 mới thực hiện được, cùng thời điểm với công tác vừa nhập gạo vừa nhập thóc nên gặp nhiều khó khăn về con người, thời gian cũng như phương tiện phục vụ cho công tác nhập, xuất. Nhiều huyện có số học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng quá ít. Do đó, số lượng gạo giao đến các địa phương này rất nhỏ, lẻ (có huyện chỉ có 45kg đến 90 kg cho một đợt giao) rất khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị vận chuyển. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão liên tiếp xảy ra kéo dài trên địa bàn gây sạt lở nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam ảnh hưởng lớn đến công tác công tác bốc dỡ hàng hóa cũng như vận chuyển, tiến độ giao nhận gạo cứu trợ cho các địa phương.

Ngoài ra, còn một số khó khăn khác như công tác xuất cứu trợ cho nhân dân luôn mang tính đột xuất, cấp bách và phải hoàn thành trong thời gian rất ngắn nên việc xây dựng dự toán cước vận chuyển trên cơ sở đơn giá cước địa phương và yêu cầu tối thiểu 5 đơn vị báo giá dẫn đến chậm trễ do phải phụ thuộc vào báo giá của doanh nghiệp. ..

Vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ

Mặc dù gặp nhiều thách thức, tuy nhiên Cục DTNN khu vực Đà Nẵng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với công tác mua bán, nhập kho hàng dự trữ, ông Nguyên cho biết, Cục DTNN khu vực Đà Nẵng tập trung chỉ đạo việc thực hiện cơ chế mới trong mua bán hàng DTQG. Việc mua bán, nhập xuất hàng DTQG của đơn vị ngày càng đi vào nề nếp, quy chuẩn. Danh mục mặt hàng dự trữ của đơn vị ngày càng đa dạng như: lương thực, vật tư cứu hộ cứu nạn, nhà bạt, xuồng cao tốc, phao cứu sinh, thiết bị chữa cháy rừng, thiết bị khoan cắt, máy phát điện…

Theo báo cáo của Cục DTNN khu vực Đà Nẵng, tổng giá trị hàng hóa nhập kho dự trữ quốc gia đến thời điểm hiện tại là 160.245.392.000 đồng. Cụ thể, đơn vị đã hoàn thành công tác mua và nhập kho 4.500 tấn thóc Đông xuân năm 2020; hoàn thành mua và nhập kho 8.500 tấn gạo Đông xuân năm 2020; hoàn thành nhập vật tư, thiết bị theo hợp đồng Tổng cục đã ký kết với khách hàng, gồm: nhập 100 bộ nhà bạt 24,5m2; 8 bộ xuồng cao tốc DT3; 15.000 chiếc phao tròn cứu sinh..

Về nhiệm vụ xuất hàng dự trữ, Cục DTNN khu vực Đà Nẵng thực hiện xuất hàng trăm nghìn tấn lương thực và vật tư dự trữ quốc gia, đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ cho học sinh. Cụ thể, đơn vị đã hoàn thành xuất kho, vận chuyển và giao 597,87 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh tỉnh Quảng Nam học kỳ II năm học 2019 – 2020; hoàn thành công tác xuất kho, vận chuyển và giao 1.060,35 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh tỉnh Quảng Nam học kỳ I năm học 2020 - 2021. Đặc biệt, Cục đã hoàn thành xuất kho, vận chuyển và giao 2.000 tấn gạo hỗ trợ tỉnh Quảng Nam để hỗ trợ nhân dân vùng thiên tai, mưa lũ; xuất vật tư cứu nạn cứu hộ cho Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, xuất 265 bộ nhà bạt các loại cho các đơn vị quân đội thuộc Bộ Quốc phòng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid – 19; hoàn thành xuất vật tư, thiết bị cứu nạn cứu hộ cho UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam để phục vụ khắc phục hậu quả thiên tai…

Bên cạnh đó, Cục DTNN khu vực Đà Nẵng đã thành công trong ứng dụng phương pháp, công nghệ bảo quản mới, mang lại nhiều hiệu quả trong công tác bảo quản lương thực. Nhờ đó, chất lượng lương thực luôn đảm bảo an toàn, thời gian bảo quản lưu kho lâu hơn, các chỉ số hóa sinh, hàm lượng dinh dưỡng đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm chi phí; môi trường lao động, môi trường làm việc tốt hơn, hao hụt trong quá trình bảo quản lưu kho ngày càng có xu hướng giảm.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan

Trong năm 2020, Cục Dự trữ nhà nước khu vực Đà Nẵng thực hiện xuất cứu trợ, hỗ trợ với khối lượng lớn, tần suất liên tục và cấp bách. Nhờ được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành và chủ động về kế hoạch, phương tiện, hồ sơ thủ tục xuất kho, vận chuyển của đơn vị nên công tác xuất kho và giao nhận cho các địa phương, các ngành được nhanh chóng, kịp thời đảm bảo an toàn cả về số lượng và chất lượng, nhất là công tác phối hợp giữa Cục với tỉnh Quảng Nam và Sư đoàn phòng không không quân 372 để vận chuyển 20 tấn gạo dự trữ quốc gia bằng trực thăng hỗ trợ cho huyện Phước Sơn bị cô lập, có nguy cơ không đủ lương thực do bị ảnh hưởng của mưa bão.

Thanh Thủy