88Point

Vấn đề kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương đã được Báo Hải quan “mổ xẻ” nhiều lần. Cuộc cải tổ macao du doan

【macao du doan】Bộ Công Thương cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh: Hoan nghênh và tiếp tục kỳ vọng

bo cong thuong cat giam 675 dieu kien kinh doanh hoan nghenh va tiep tuc ky vong

Vấn đề kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương đã được Báo Hải quan “mổ xẻ” nhiều lần.

Cuộc cải tổ lịch sử

Để tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm thời gian kiểm tra chuyên ngành,ộCôngThươngcắtgiảmđiềukiệnkinhdoanhHoannghênhvàtiếptụckỳvọmacao du doan Bộ Công Thương đang xây dựng Thông tư sửa đổi một số quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Dự kiến sẽ sửa đổi theo hướng chỉ kiểm tra hồ sơ đối với các lô hàng cùng loại, cùng xuất xứ đã đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm qua 3 lần kiểm tra liên tiếp (trước đây là 5 lần). Trên tinh thần chỉ kiểm tra các nhóm sản phẩm có nguy cơ cao không bảo đảm an toàn thực phẩm, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ cùng Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT xây dựng danh mục hàng hóa được miễn kiểm tra hoặc áp dụng ngay hình thức kiểm tra hồ sơ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Bộ Công Thương là một trong 13 bộ, ngành nhận được “lệnh” phải thực hiện đơn giản hóa thủ tục, điều kiện XNK do còn có quá nhiều điều kiện, yêu cầu gây phiền hà, cản trở hoạt động của DN (thực hiện theo Nghị quyết 19 và Quyết định 2026/QĐ-TTg). Không đi đầu trong việc thực hiện nhưng cho đến nay, phần lớn công việc đã được Bộ Công Thương cơ bản hoàn thành. Một báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong 10 văn bản cần rà soát, sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg, Bộ Công Thương đã hoàn thành 8/10 văn bản, 1/10 văn bản đang chờ ban hành, 1/10 đang trong quá trình thực hiện rà soát, sửa đổi, dự kiến sẽ được hoàn thành sớm.

Bên cạnh việc triển khai Quyết định 2026/QĐ-TTg, Bộ Công Thương cũng thực hiện cắt giảm nhiều điều kiện, thủ tục về kiểm tra chuyên ngành nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho DN, nâng cao sức cạnh tranh cho DN. Trong đó có thể kể đến việc ban hành Thông tư 37/2015/TT-BCT tháo gỡ khó khăn cho DN dệt may về kiểm tra hàm lượng formaldehyt, hay việc ban hành Thông tư 36/2016/TT-BCT về dán nhãn năng lượng. Đây là những thủ tục hành chính bị DN “kêu” rất nhiều và phía Bộ Công Thương đã có sự lắng nghe. Theo tính toán của Bộ Công Thương, việc bãi bỏ thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyt đối với vải, sợi, bán thành phẩm và sản phẩm mẫu đã giúp DN tiết kiệm được 1,5 triệu đồng cho mỗi lần kiểm nghiệm mẫu và rút ngắn được thời gian thông quan từ 2,4 đến 3,8 ngày.

Sau những quyết định trên, đầu năm 2017, Bộ Công Thương tiếp tục ban hành Quyết định số 5162/QĐ-BCT về kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017. Theo đó, không chỉ dừng lại ở việc cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục..., Bộ Công Thương còn ban hành cơ chế giám sát các cam kết và lộ trình thực hiện cụ thể. Với kế hoạch này, nhiều cuộc họp bàn giữa các vụ, cục trong Bộ Công Thương, giữa Bộ Công Thương với các bộ, ngành khác đã được tổ chức. Thậm chí, Bộ Công Thương còn lập tổ công tác đặc biệt để rà soát tổng thể các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để lên phương án đơn giản hóa hoặc cắt giảm.

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nhiều lần khẳng định trong các cuộc họp: “Cái gì cần cắt bỏ thì cắt bỏ, cái gì còn vướng, chưa khả thi cần khắc phục thì tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ để hướng tới mục tiêu tạo mọi điều kiện cho DN phát triển, qua đó bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”. Việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN sẽ là công việc trọng tâm đi suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo.

Với tinh thần ấy, ngày 21/9, ông Trần Tuấn Anh đã ký quyết định cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh - được đánh giá là quyết định lịch sử trong ngành Công Thương.

Việc cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh của Bộ Công Thương được Chính phủ đánh giá cao. Trong buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với Bộ Công Thương về công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất XNK cuối tuần qua, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, Bộ Công Thương đã có nhiều chuyển biến tích cực, có nhiều kết quả đáng ghi nhận trong cắt giảm điều kiện kinh doanh, giảm bớt thủ tục, chi phí trong kiểm tra chuyên ngành, đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy.

Chờ... kết quả

Với quyết định nói trên, Bộ Công Thương đã cắt giảm cao hơn dự kiến ban đầu 63 điều kiện, chiếm tới 55,5% trong tổng số 1.226 điều kiện đầu tư, kinh doanh. Ông Trần Tuấn Anh cho rằng, việc xóa bỏ 675 điều kiện kinh doanh chưa phải là cuối cùng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát theo hướng công khai minh bạch, trong sáng, cầu thị, đúng thực tiễn, có cơ sở pháp lý. Theo đó, các điều kiện này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Xăng dầu; khí; tiền chất thuốc nổ; hóa chất; rượu; thuốc lá; thực phẩm; điện; tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; nhượng quyền thương mại; logistic; tiền chất công nghiệp; sở giao dịch hàng hóa; giám định thương mại; đa cấp; thương mại điện tử; vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy).

Nhiều chuyên gia cũng như DN tỏ ra phấn khởi với quyết tâm của Bộ Công Thương bởi khi cắt giảm các thủ tục, điều kiện DN sẽ giảm được rất nhiều chi phí không đáng mất. Ví dụ với mặt hàng thép, quy trình kiểm tra giảm giúp DN giảm được thời gian thông quan từ 3 đến 4 ngày, đồng thời giảm được khoảng 2 triệu chi phí thử nghiệm cho mỗi lô hàng. Kể từ ngày 1/10/2017, khi mặt hàng thép được chuyển sang kiểm tra sau thông quan, dự kiến thời gian thông quan sẽ tiếp tục được giảm xuống.

Cũng ghi nhận kết quả mà Bộ Công Thương đã làm được trong cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành, song trong cuộc làm việc cuối tuần qua, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, Bộ Công Thương cần tiếp tục quan tâm, rà soát tiếp các danh mục hàng hóa còn chồng chéo giữa Bộ Công Thương với các bộ, ngành theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là một hàng hóa chỉ do một bộ/ngành quản lý, còn các bộ khác phối hợp; tiếp tục rà soát các danh mục hàng hóa theo hướng thu hẹp hàng hóa ít bị kiểm tra, giảm thời gian lưu hàng khi thông quan; tăng cường công nhận các kết quả của các nước XK như kết quả thử nghiệm, hiệu suất năng lượng đối với hàng hóa XK…

Theo Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng 1 mặt hàng bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản; 1 mặt hàng phải chịu kiểm tra chuyên ngành của nhiều bộ, thậm chí 2 bộ, 3 bộ, hay còn chịu kiểm tra chuyên ngành của 2 cơ quan trong 1 bộ. Cũng có trường hợp trong kiểm tra chuyên ngành, có bộ không công bố được quy chuẩn kỹ thuật nên kiểm tra bằng cảm quan, kiểm tra bằng mắt. “Hải quan chỉ kiểm tra 6% số lô hàng, nhưng các bộ kiểm tra chuyên ngành lên tới 35% số lô hàng. Thời gian kiểm tra của Hải quan chỉ chiếm 28% tổng số thời gian thông quan, nhưng kiểm tra chuyên ngành lên tới 72%”, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu.

Không chỉ rà soát lại tình trạng chồng chéo giữa các bộ, ngành về kiểm tra chuyên ngành, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng yêu cầu Bộ Công Thương cần quan tâm, giải đáp các kiến nghị của DN. Đại diện Hiệp hội Gas Việt Nam phản ánh rằng, Bộ Công Thương đã tuyên bố bỏ thủ tục xác nhận khai báo hóa chất nhưng một năm đã qua vẫn không thực hiện. Hiện mọi lô hàng khí hóa lỏng đều phải qua thủ tục này. DN phải lên Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) 2 lần chỉ để được xác nhận đã khai báo. Theo quy định của Bộ Công Thương, thủ tục cấp giấy khai báo phải mất 7 ngày, nhưng cơ quan Hải quan thì quy định phải xuất trình ngay giấy xác nhận. “Chúng tôi chỉ có 24 tiếng để dỡ hàng, nếu chậm thì tàu 1.000 tấn sẽ bị chủ tàu phạt từ 6.000 đến 9.000 USD/ngày, nếu con số này nhân với 7 ngày thì sẽ là bao nhiêu”, đại diện của Hiệp hội này đặt câu hỏi.

Có thể nói, việc cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh hay nói cách khác là rà soát thủ tục về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK của Bộ Công Thương nhận được sự đồng thuận khá lớn và đây là việc phải làm khi những điều kiện đó đang gây khó khăn, phiền hà, phát sinh thêm chi phí cho DN. Tuy nhiên, còn có nhiều hoài nghi về quyết định lịch sử này của Bộ Công Thương như: Chất lượng của thủ tục cắt sẽ thế nào, hay chúng ta mới chỉ cắt cái râu ria, tác động rất hạn chế?; hoặc có tình trạng cắt bỏ điều kiện này thì lại mọc lên điều kiện khác không?… Những câu hỏi đó vẫn còn đang chờ phía Bộ Công Thương trả lời không chỉ bằng những con số như 675 điều kiện mà còn cần nhiều hơn thế, đó là hành động cụ thể, thực chất.

2 nhiệm vụ còn chưa hoàn thành theo Quyết định 2026

Quyết định số 40/2006/QĐ-BCN ngày 1/12/2006 bổ sung Danh mục hóa chất cấm XK, cấm NK, Bộ Công Thương hiện đã xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất theo quy trình xây dựng văn bản và đã trình Thủ tướng Chính phủ để ký ban hành, dự kiến vào đầu quý IV/2017. Toàn bộ các yêu cầu về sửa đổi thủ tục khai báo hóa chất (nêu tại các Nghị quyết 19 của năm 2015, 2016 và 2017) đã được đưa vào dự thảo Nghị định mới, hiện chỉ còn chờ ban hành và như vậy, Quyết định số 40/2006 sẽ chấm dứt hiệu lực.

Về Thông tư 48/2011/TT-BCT ngày 30/12/2011 Quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2677/QĐ-BCT ngày 17/7/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2017. Theo đó, dự kiến sẽ ban hành một Thông tư để sửa đổi cùng lúc nhiều thông tư, trong đó có việc bãi bỏ các Điều 12, 13 và 14 của Thông tư 48.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap