World Cup

【số liệu thống kê về nagoya grampus gặp sanfrecce hiroshima】Giá nguyên liệu đầu vào tăng níu giá lợn hơi

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Giá lợn hơi càng ngày càng giảm. Ảnh: TL minh họaNỗi lo "ba loại dịch"Theo ghi nhận giá lợn hơi ngày số liệu thống kê về nagoya grampus gặp sanfrecce hiroshima

Giá lợn hơi ngày 23/11/2021cao nhất laf 47.000 đồng/kg
Giá lợn hơi càng ngày càng giảm. Ảnh: TL minh họa

Nỗi lo "ba loại dịch"

Theo ghi nhận giá lợn hơi ngày 23/11 trên thị trường ở 3 miền biến động nhẹ so với hôm qua. Cụ thể, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 41.000 - 45.000 đồng/kg; tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 43.000 - 47.000 đồng/kg; tại miền Nam dao động trong khoảng từ 42.000 - 46.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi miền Bắc - miền Trung cho biết, hiện tại giá lợn hơi đang giảm và rất khó tăng đột biến trong dịp cuối năm, kể cả dịp tết bởi nguồn cung đang dư thừa, sức mua không cao. Trong khi đó, chính sách nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam tại Mỹ có một số thay đổi nên có thể tác động đến giá lợn hơi trong nước.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, ngành chăn nuôi đang bị ba loại dịch tác động mạnh. Thứ nhất, khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở các tỉnh, thành phía Nam, chính quyền áp dụng giãn cách xã hội, thịt lợn không tiêu thụ được, làm cho lượng lợn trong chuồng không bán ra được gây ra dịch bệnh trên lợn. Thứ hai là dịch tả lợn châu Phi và thứ ba là "dịch giá" đã xói mòn sức chịu đựng của các hộ chăn nuôi.

Nhiều chủ trang trại cũng cho biết, dịch tả lợn châu Phi đang tái diễn tại nhiều địa phương. Số lợn phải tiêu hủy lên đến hàng nghìn con. Nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh bán ra. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng giảm giá lợn quá trọng lượng để tiêu thụ nốt số lợn trên 130kg đang tồn lại trong chuồng, gây sức ép khiến giá lợn hơi giảm.

Ngoài ra, giá lợn hơi trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào giá lợn của các doanh nghiệp lớn, cụ thể là Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Vừa rồi, C.P lại điều chỉnh giảm giá lợn hơi thêm 1.000 - 2.000 đồng/kg, bắt buộc các hộ chăn nuôi cũng phải giảm giá.

Giá nguyên liệu tăng khiến hộ chăn nuôi kìm hãm tái đàn

Theo các nhà phân tích, thời gian qua, các loại thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm đồng loạt tăng giá, trong khi giá lợn hơi, gia cầm xuất chuồng giảm mạnh, thực trạng này khiến người chăn nuôi đối mặt với nguy cơ thua lỗ và đứt gãy chuỗi sản xuất. Do đó, rất cần có những giải pháp cấp thiết và hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo nguồn thịt gia súc, gia cầm cung ứng trong thời gian tới.

Nguyên nhân giá nguyên liệu nhập khẩu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ yếu do dịch Covid-19 tác động tới logistics toàn cầu, đẩy giá cước vận chuyển hàng hóa tăng cao chưa từng có. Ngoài ra, việc phục hồi sản xuất ở nhiều quốc gia cũng khiến nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gần đây tăng kỷ lục. Đà tăng giá của nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng mạnh đã đẩy giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm ở trong nước tăng 15 - 20% tùy từng thời điểm.

Cụ thể, giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt hiện khoảng 10.785 đồng/kg (tăng 14,6%); thức ăn hỗn hợp cho gà thịt lông màu khoảng 10.885 đồng/kg (tăng 14,4%); thức ăn hỗn hợp cho gà thịt lông trắng khoảng 11.206 đồng/kg (tăng 12,1%).

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao đã có khoảng 45 - 50% trang trại gia cầm lớn đã phải “treo chuồng” và 70 - 75% hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn.

Theo phân tích, nếu muốn nuôi một con lợn thương phẩm người chăn nuôi phải trải qua 4 giai đoạn nuôi, từ lợn con tập ăn đến cai sữa, giá thức ăn cho lợn con tập ăn đến cai sữa hiện trên 35.000 đồng/kg và giá thức ăn cho lợn thương phẩm là 13.000 đồng/kg. Để nuôi một con lợn đạt thịt trong lượng 100 kg tiền đầu tư thức ăn tương đương 4 triệu đồng, cộng tiền thuốc thú y... thì giá thành khoảng 5 triệu đồng, cộng thêm tiền mua con giống 1,5 triệu/con, giá thành sẽ là 6,5 triệu đồng. Đây là trong điều kiện chăn nuôi bình thường nếu có xảy ra dịch bệnh tiền đầu tư sẽ cao hơn.

Cục Chăn nuôi cho rằng, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước có thể thay thế nguồn nhập khẩu để chế biến thức ăn chăn nuôi. Để giảm giá thức ăn chăn nuôi, theo các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần nghiên cứu giảm thuế nhập khẩu cũng như giảm chi phí vận chuyển, lưu kho bãi... nhằm giảm giá thành sản xuất, bảo đảm nguồn cung, ổn định sản xuất. Có như vậy, giá thức ăn cung ứng đến các trang trại, hộ chăn nuôi mới đảm bảo ở mức hợp lý...

Được biết, để góp phần hạ giá thức ăn chăn nuôi hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước trước sức ép tăng giá nguyên liệu nhập khẩu, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với lúa mì từ 3% xuống 0% và ngô từ 5% xuống 2% và được áp dụng kể từ ngày 30/12/2021.

Cũng theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm nay Việt Nam đã nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đạt 4,137 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.
copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap