您现在的位置是:88Point > World Cup

【kèo cup c1】Trái phiếu Chính phủ không ảnh hưởng đến nguồn vốn cho doanh nghiệp

88Point2025-01-24 22:18:39【World Cup】8人已围观

简介Bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, trả lời các câu hỏi kèo cup c1

TCNH

Bà Phan Thị Thu Hiền,áiphiếuChínhphủkhôngảnhhưởngđếnnguồnvốnchodoanhnghiệkèo cup c1 Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, trả lời các câu hỏi về thị trường trái phiếu. Ảnh: H.Y

Đây là thông tin được bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính – Bộ Tài chính cho biết tại cuộc họp báo chuyên đề sáng 28/2/2017 về thị trường trái phiếu.

Lần đầutiên phát hành thành công TPCP kỳ hạn 30 năm cho nhà đầu tư nước ngoài

Tại cuộc họp báo, đại diện Bộ Tài chính đã thông báo về một số kết quả hoạt động thị trường trái phiếu năm 2016. Theo đó, năm 2016 Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về khung khổ chính sách, về tổ chức điều hành và tái cơ cấu thị trường trái phiếu, làm tiền đề phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2016 - 2020.

Từ những nỗ lực, giải pháp đồng bộ, kết quả là năm 2016 khối lượng phát hành TPCP đã đạt 281.750 tỷ đồng, tương đương 98,3% kế hoạch phát hành năm, trong đó 91% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên (vượt mục tiêu do Quốc hội đề ra là 70%). Đặc biệt, một thành công lớn là lần đầu tiên Bộ Tài chính phát hành thành công TPCP kỳ hạn 30 năm cho nhà đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, sau khi thực hiện tái cơ cấu, danh mục nợ Chính phủ đã có sự cải thiện rõ rệt cả về quy mô, kỳ hạn và chi phí huy động. Quy mô đạt 27,3% GDP năm 2016 so với mức 16,2% GDP năm 2015. Kỳ hạn phát hành bình quân đạt 8,71 năm (tăng 1,73 năm so với năm 2015), qua đó kéo dài kỳ hạn bình quân của danh mục nợ Chính phủ lên mức 5,98 năm vào cuối năm 2016, tăng 1,54 năm so với cuối năm 2015. Lãi suất phát hành bình quân là 6,49% (giảm từ 0,22%-0,5% ở tất cả các kỳ hạn).

Cơ sở nhà đầu tư thay đổi tích cực theo hướng tăng tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của các nhà đầu tư dài hạn, như Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm Tiền gửi, DN bảo hiểm từ mức 23% năm 2015 lên mức 44,6% năm 2016, giảm tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của các ngân hàng thương mại từ mức 77% năm 2015 xuống còn 55,4% năm 2016.

Trên thị trường thứ cấp, khối lượng giao dịch trái phiếu tăng mạnh so với năm 2015, bình quân phiên đạt 6.285 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2015, giúp thanh khoản thị trường tăng đáng kể.

Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tăng gấp đôi năm 2015

Đối với trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), năm 2016, khối lượng phát hành đạt 129.636 tỷ đồng, tăng 203,1% so với năm 2015, từng bước trở thành kênh huy động vốn cho các DN.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho biết, dù đạt được kết quả nêu trên nhưng thị trường trái phiếu về cơ bản quy mô còn nhỏ, chỉ chiếm 36,9% GDP. Thị trường TPDN chưa phát triển (chỉ chiếm 5,27% GDP vào cuối năm 2016), các DN vẫn chủ yếu huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng.

Năm 2017, để tiếp tục phát triển thị trường, Bộ Tài chính dự kiến sẽ trình Chính phủ, ban hành một loạt các chính sách về Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn đến 2030, thay thế Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành TPDN, Thông tư hướng dẫn về chương trình hưu trí tự nguyện, Thông tư mua lại TPCP để tài cơ cấu danh mục nợ…

Về nguồn cung cho thị trường, sẽ đa dạng hóa các sản phẩm TPCP, tiếp tục phát hành kỳ hạn 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm; nghiên cứu triển khai sản phẩm mới như trái phiếu có lãi suất thả nổi… Nguồn cầu trên thị trường cũng được đa dạng hóa, tập trung phát triển nhà đầu tư dài hạn qua các giải pháp như sự tham gia của BHXH Việt Nam trên thị trường trái phiếu; phát triển hệ thống nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện; khuyến khích các DN bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ tăng tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu….; xây dựng lộ trình thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trái phiếu.

BHXH mua TPCP: Đảm bảo an toàn, tăng tính linh hoạt

Tại cuộc họp báo, đại diện Bộ Tài chính cũng trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên về những vấn đề liên quan đến thị trường trái phiếu đang rất được quan tâm. Một trong số đó là vấn đề liệu việc phát hành TPCP, lãi suất TPCP có ảnh hưởng đến thị trường vốn cho DN.

Trả lời câu hỏi này, bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính cho biết, lãi suất TPCP khi Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo thống kê của Bộ Tài chính, lãi suất huy động TP của KBNN kỳ hạn 5 năm và 7 năm đều dưới 6%, do đó không có sự cạnh tranh với khu vực DN. Bởi theo NHNN, lãi suất cho vay trung và dài hạn với DN hiện nay ở mức 6 – 7%.

Điều này cũng được thể hiện trên số liệu thực tế, khi TPCP chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng mức đầu tư của các ngân hàng. Theo thống kê của NHNN, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2016 là 8,5 triệu tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay chiếm 65% so với tổng tài sản. Trong khi đó, tổng dư nợ TPCP mà hệ thống ngân hàng nắm giữ chỉ chiếm 8% trên tổng tài sản của ngân hàng.

Liên quan đến đề án chuyển đổi khoản vay của ngân sách nhà nước từ BHXHVN dưới hình thức hợp đồng vay sang TPCP nhằm tái cơ cấu thị trường TPCP, có câu hỏi băn khoăn việc BHXHVN tham gia thị trường TPCP có ảnh hưởng đến sự an toàn của quỹ BHXH.

Giải thích về sự chuyển đổi này, bà Phan Thị Thu Hiền cho biết, đây chỉ là việc chuyển đổi hình thức vay, từ cho vay NSNN theo hình thức hợp đồng vay sang hình thức TPCP. Về bản chất đều là cho Chính phủ vay nên tính an toàn đều được đảm bảo như nhau.

Trước đây, khi các khoản vay được ký bằng văn bản thì sẽ không thể lưu hành trên thị trường. Do đó, Bộ Tài chính quyết định chuyển đổi các khoản vay hợp đồng đó sang hình thức công cụ, tức là TPCP. Việc chuyển đổi khiến các khoản vay có thể đưa vào giao dịch, làm tăng thêm hàng hoá, tạo thanh khoản tốt hơn cho thị trường, giúp cho thị trường trái phiếu phát triển hơn. Về phía BHXH, việc này làm tăng tính linh hoạt và chủ động của BHXH, để khi cần thanh khoản có thể bán trên thị trường./.

H.Y

很赞哦!(57828)