您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【du doanbd】Hướng dẫn mới về xây dựng dự toán ngân sách năm 2019

88Point2025-01-25 19:23:25【Cúp C1】7人已围观

简介Ảnh T.L minh họaXây dựng dự toán thu chi tiết kiệm, chống lãng phíThông tư quy định, việc xây dựng d du doanbd

ns

Ảnh T.L minh họa

Xây dựng dự toán thu chi tiết kiệm,ướngdẫnmớivềxâydựngdựtoánngânsáchnădu doanbd chống lãng phí

Thông tư quy định, việc xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm 2019 phải theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý thu, chi ngân sách, trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán NSNN; quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán. Trên cơ sở đó, phấn đấu tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2019 khoảng 21%.

Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức và lợi nhuận sau thuế) năm 2019 bình quân chung cả nước tăng tối thiểu 12-14% so với đánh giá ước thực hiện năm 2018. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2018.

Đối với dự toán chi NSNN, trường hợp dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) phải đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Tuy nhiên, tổng mức hỗ trợ vốn ĐTPT hằng năm của ngân sách trung ương (NSTW) cho ngân sách địa phương để thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSTW.

Dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN cần chi tiết theo các lĩnh vực chi phù hợp với quy định của Luật NSNN và sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên như: bố trí vốn đầy đủ theo phân kỳ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu; bố trí đủ vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài...

Đối với dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất, bổ sung nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, căn cứ vào quy định của cấp có thẩm quyền, tình hình thực hiện năm 2018 và dự kiến những thay đổi về đối tượng, chính sách, nhiệm vụ năm 2019 để xây dựng dự toán chi theo quy định.

Trường hợp xây dựng dự toán chi thường xuyên, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN lập dự toán chi thường xuyên theo đúng lĩnh vực, đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm. Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định; hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền...

Lập kế hoạch tài chính đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cả giai đoạn

Đối với việc lập kế hoạch, thông tư nêu rõ năm 2019 là năm thứ hai triển khai xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm. Việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm 2019 – 2021 phải dựa trên cơ sở dự kiến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2019 – 2021. Cụ thể, năm 2019, năm 2020 tăng trưởng phấn đấu cao hơn năm 2018, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2016 - 2020 ở mức 6,5 - 7%.

Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế có khả năng chậm lại do quy mô GDP ở mức cao, xu hướng tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại; chỉ số giá tiêu dùng ổn định ở mức dưới 4%/năm; tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa có xu hướng giảm. Việc lập, báo cáo, tổng hợp và trình kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2019 - 2021 được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự toán NSNN năm 2019.

Đối với kế hoạch thu NSNN 3 năm 2019 – 2021, lập trên cơ sở cập nhật kế hoạch 3 năm 2018-2020; dự toán thu NSNN năm 2019 và mức tăng trưởng thu dự kiến cho năm 2020, năm 2021. Trên cơ sở đó, phấn tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN so với GDP bình quân năm 2019 - 2021 khoảng 21%/năm; thu nội địa tăng bình quân tối thiểu 12 - 14%/năm, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân 5 - 7%/năm.

Mức tăng thu cụ thể của từng địa phương có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức bình quân chung, tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.

Đối với các khoản thu phí, lệ phí nộp ngân sách và để lại chi theo quy định, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ số dự kiến thu năm 2019 để xây dựng kế hoạch thu năm 2020, năm 2021 phù hợp, tích cực, cụ thể theo từng khoản thu phí, lệ phí theo quy định và chỉ tổng hợp vào dự toán thu NSNN phần phí, lệ phí nộp NSNN.

Trường hợp các khoản thu học phí, giá dịch vụ y tế, dịch vụ sự nghiệp công không thuộc danh mục phí và lệ phí, các khoản thu chuyển sang cơ chế giá dịch vụ không thuộc nguồn thu NSNN, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập kế hoạch thu và xây dựng phương án sử dụng để gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát và tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ khoản thu này để cải cách tiền lương theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/7/2018../.

Mai Đan

很赞哦!(47899)