88Point

Ước 5 tháng giải ngân được trên 148.284 tỷ đồngBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết tháng dabet.

【dabet.】Vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước

Ước 5 tháng giải ngân được trên 148.284 tỷ đồng

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết,ẫncònmộtsốbộngànhđịaphươnggiảingânvốnđầutưcôngdướimứctrungbìnhcảnướdabet. tính đến hết tháng 5/2024, ước cả nước giải ngân được 148.248,8 tỷ đồng, đạt 20,99% tổng kế hoạch, đạt 22,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 20,8% tổng kế hoạch và đạt 22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước
Vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư dưới mức trung bình cả nước. Ảnh minh họa: H.T

Đáng chú ý, hiện nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đang có tỷ lệ giải ngân tốt, đạt 61,93% kế hoạch triển khai (trên 6.112 tỷ đồng), trong đó, nguồn chương trình phục hồi của các bộ, cơ quan trung ương đạt 81,44%.

Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/4/2024 nguồn vốn ĐTC thuộc các năm trước kéo dài sang năm 2024 là 2.569,8 tỷ đồng, đạt 7,83% kế hoạch (33.179,8 tỷ đồng).

Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/5/2024 là 4.571,6 tỷ đồng, đạt 13,78% kế hoạch.

Có 11 bộ, cơ quan trung ương và 31 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân đạt trên mức bình quân chúng của cả nước. Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt gồm: Đài Truyền hình Việt Nam (100%); Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đều trên 41%); Ngân hàng Chính sách xã hội (gần 40%); tỉnh Tiền Giang (gần 50%); tỉnh Phú Thọ (trên 41%); tỉnh Tuyên Quang (trên 39%); tỉnh Hòa Bình (trên 35%).

Tuy nhiên, báo cáo từ Bộ Tài chính cũng cho biết, hiện vẫn còn 30 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10%, trong đó có 4 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân; 27 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%.

Còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải ngân vốn

Một số vướng mắc đã được Bộ Tài chính và các bộ chuyên ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ như liên quan đến quy định về trình tự lập, thẩm định kế hoạch ĐTC hàng năm; thẩm quyền quyết định thời gian bố trí vốn tại Điều 52, Điều 56 Luật Đầu tư công và trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch ĐTC trung hạn và hàng năm vốn NSNN theo Điều 46 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công.

Ngoài ra, các khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường, tái định cư và các vướng mắc liên quan đến biến động giá nguyên vật liệu, nguồn cung nguyên vật liệu xây dựng...

Vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước
Công tác giải ngân vốn ĐTC trên cả nước vẫn nhiều khó khăn, vướng mắc. Ảnh minh họa: H.T

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, việc giải ngân vốn ĐTC 5 tháng qua còn một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác phân bổ vốn; các dự án trọng điểm quốc gia (vật liệu xây dựng cho thi công, về triển khai thi công và về thủ tục đầu tư); vướng mắc liên quan đến các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); vướng mắc liên quan đến việc giao cho các đơn vị không trực thuộc làm chủ đầu tư tại một số bộ.

Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến hết tháng 4/2024 nguồn vốn ĐTC thuộc kế hoạch năm 2024 là 110.460 tỷ đồng, đạt 16,64% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, Chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội là trên 3.067 tỷ đồng, đạt trên 50% kế hoạch triển khai (trên 6.112 tỷ đồng); CTMTQG là 5.314 tỷ đồng, đạt 19,52% kế hoạch.

Bộ Tài chính cho biết, với từng vương mắc này, Bộ đã có những kiến nghị cũng như các giải pháp để tháo gỡ.

Cụ thể, để tránh vướng mắc khi thực hiện phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 theo chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đề nghị hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, đến nay Bộ KHĐT chưa có ý kiến, vì vậy chưa có cơ sở để duyệt dự toán cho các dự án đủ điều kiện nhưng được phân bổ sau 30/12/2023. Từ tình hình trên, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KHĐT khẩn trương hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền có ý kiến về số vốn phân bổ trong thời điểm từ ngày 30/12/2023 đến ngày 15/5/2024 và sau ngày 15/5/2024.

Liên quan đến các CTMTQG, trong phạm vi quyền hạn, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân thực hiện các CTMTQG và có các văn bản kịp thời trả lời, hướng dẫn các vướng mắc của các địa phương theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ KHĐT và các bộ, cơ quan trung ương hoàn thiện hồ sơ dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội về cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện CTMTQG giai đoạn 2021-2025.

Liên quan đến việc giao cho các đơn vị không trực thuộc làm chủ đầu tư tại một số bộ, ngày 7/2/2024, Bộ Tài chính đã có Công văn số 1634/BTC-ĐT gửi Bộ KHĐT cho ý kiến về việc áp dụng các quy định pháp luật để thực hiện dự án ĐTC. Vì vậy, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KHĐT khẩn trương có ý kiến về việc giao cho các đơn vị không trực thuộc làm chủ đầu tư tại một số bộ để thống nhất thực hiện.

Theo đó, để bức tranh giải ngân vốn ĐTC của cả nước được tô điểm thêm nhiều gam màu sáng, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC được Chính phủ quy định tại Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024; Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn ĐTC năm 2024 và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo tại các Phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải./.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap