Đánh giá tình hình thị trường BĐS 7 tháng đầu năm,óngbấtđộngsảnkhóquaytrởlạkết quả giải quốc gia nhật bản HoREA cho biết, thị trường tiếp tục đà hồi phục mạnh hơn trên tất cả các phân khúc.
Trong đó, phân khúc nhà ở có quy mô vừa và nhỏ với giá bán vừa túi tiền (trên dưới 1 tỷ đồng/căn hộ) vẫn là phân khúc phát triển bền vững, trụ cột của thị trường BĐS và vẫn trong tình trạng cung không đủ cầu. Nguồn cung các dự án nhà ở và sản phẩm căn hộ với giá bán vừa túi tiền và dự án nhà ở xã hội hiện rất thiếu.
Phân khúc BĐS thương mại, văn phòng cho thuê, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, công nghiệp tăng trưởng tốt. Tính đến hết tháng 6-2015, tổng công suất văn phòng cho thuê tại TP.HCM là 1.472.000 m2 thuộc 224 dự án, công suất thuê trung bình đạt 93%, giá thuê trung bình là 541.000 đồng/m2/tháng (tương đương 25USD/m2/tháng), tỷ lệ tăng giá văn phòng cho thuê từ 2-3% tùy theo loại văn phòng và khu vực.
Thông qua hoạt động M&A, các DN đã tự giải quyết một phần quan trọng hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường BĐS. Lượng hàng tồn kho trên thị trường TP.HCM theo thống kê của 36 dự án năm 2012 đến hết tháng 6-2015 đã bán được 8.501 căn, giảm 58,67 %.
Tại TP.HCM, giao dịch BĐS tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm, chỉ tính riêng trong 6 tháng đã có khoảng 7.050 giao dịch thành công, tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2014.
Mặc dù hồi phục mạnh nhưng thị trường BĐS vẫn chưa thật sự vững chắc. Sự phát triển của thị trường BĐS chưa đồng đều, chưa cân đối trên tất cả các phân khúc thị trường. Sức mua cũng còn hạn chế. Vẫn còn 689 dự án ngừng triển khai, 85 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư. Đây là tồn tại rất lớn trong thị trường BĐS cần phải được tiếp tục xử lý trong thời gian tới.
Liên quan đến quan ngại về tình trạng "bong bóng" BĐS sẽ quay trở lại, HoREA nhận định, chưa có nguy cơ xảy ra "bong bóng" BĐS trong năm 2015 và có thể cả năm 2016, bởi lẽ, nền kinh tế nước ta chỉ mới đang trên đà hồi phục, tăng trưởng tín dụng năm 2013 ở mức 12,51%, năm 2014 ở mức 12,62%, dự kiến năm 2015 cũng chỉ ở mức khoảng 16%, trong lúc mức tăng trưởng tín dụng năm 2007 là năm đỉnh điểm của "bong bóng" BĐS lên đến 37,80%.
Chính phủ đang giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đang thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng chặt chẽ và linh hoạt, đang tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại. Hiện nay, không có tình trạng buông lỏng tín dụng, nợ xấu được kiểm soát và đang dần trở về mức hợp lý.
Mặc dù phân khúc BĐS cao cấp đang có chiều hướng phát triển rất lớn và rất mạnh, nhưng vẫn còn trong tầm kiểm soát. Giao dịch BĐS hiện vẫn đang diễn ra bình thường, chưa xuất hiện hiện tượng đầu cơ, đẩy giá ảo trên thị trường BĐS.