【lucki88】Rộng cơ hội đầu tư vào nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Lĩnh vực nông nghiệp ở ĐBSCL được nhiều nhà đầu tưtrong và ngoài nước quan tâm

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn khiêm tốn

ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp,ộngcơhộiđầutưvàonôngnghiệptạivùngĐồngbằngsôngCửlucki88 là nơi cung cấp hàng hóa nông sản chủ yếu của cả nước. Với đặc điểm nằm ở vùng châu thổ sông Mê kông rộng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, hệ sinh thái đa dạng, tiềm năng phát triển nông nghiệp của vùng ĐBSCL là rất lớn.

Tuy nhiên, có một thực tế là thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp của vùng còn khiêm tốn, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng rất ít.

Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), tính đến cuối tháng 5/2017, số vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp của vùng ĐBSCL là 213,9 triệu USD với 44 dự án. Cũng theo VCCI Cần Thơ, đến cuối năm 2016, số doanh nghiệptrong lĩnh vực nông nghiệp ở ĐBSCL chỉ chiếm 1,06% về số lượng và 4,3% về vốn trong tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập tại vùng này.

Có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến thu hút đầu tư vào nông nghiệp vùng ĐBSCL còn khiêm tốn. Đó là, kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông trong vùng còn hạn chế, hạ tầng giao thông nông thôn lại càng kém hơn, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSCL khá lớn, nhưng lại manh mún, phân tán, được giao cho từng nông hộ sử dụng canh tác nhỏ lẻ, trong khi nhà đầu tư cần diện tích đất quy mô lớn, sản xuất tập trung để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro, do phụ thuộc vào thời tiết, chi phí đầu vào, giá cả đầu ra không ổn định... Trong khi đó, các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa đột phá.

TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ chỉ ra thêm một nguyên nhân khiến doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở ĐBSCL ít và yếu còn do các ngân hàng“ngại” cho vay ở lĩnh vực này, bởi sản xuất nông nghiệp rủi ro nhiều, thu hồi nợ khó, tài sản thế chấp chủ yếu là đất đai, diện tích tuy lớn nhưng giá trị thấp...

Rộng mở cơ hội đầu tư

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước đạt 32,1 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành này đạt 20,45 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu vui, cho thấy thị trường đang rộng mở và nhu cầu tiêu dùng nông sản toàn cầu đang có xu hướng tăng.

Đến nay, các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL đều đang triển khai thực hiện tái cơ cấunông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.