88Point

L.T.S: Theo sách “Địa chí tỉnh Sông Bé” v&ag keo quả bóng đá hôm nay

【keo quả bóng đá hôm nay】Những tờ báo ở Bình Phước giai đoạn 1951

L.T.S: TheữngtờbaacuteoởBigravenhPhướcgiaiđoạkeo quả bóng đá hôm nayo sách “Địa chí tỉnh Sông Bé” và “Lịch sử Đảng bộ Sông Bé”, từ tháng 5-1951 đến cuối năm 1954, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáp nhập tỉnh Biên Hòa với tỉnh Thủ Dầu Một để thành lập tỉnh Thủ Biên. Địa giới của tỉnh Thủ Biên ngày ấy bao gồm phần đất của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và vùng Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), trừ huyện Long Thành lúc đó được giao về tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn. Đến cuối năm 1954, tỉnh Thủ Biên lại được tách ra để lập lại hai tỉnh là Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Từ tháng 9-1960 đến tháng 7-1961, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại tái lập tỉnh Thủ Biên. Nhưng đến tháng 7-1961, tỉnh Thủ Biên lại được tách ra thành 3 tỉnh: Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Phước Thành (Bình Phước ngày nay). Như vậy, trong giai đoạn từ tháng 5-1951 đến tháng 4-1954 và từ tháng 9-1960 đến tháng 7-1961, địa phận tỉnh Bình Phước ngày nay thuộc tỉnh Thủ Biên. Do đó, mọi phong trào cách mạng, trong đó có hoạt động báo chí, tuyên truyền đều dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Thủ Biên. Trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu cùng bạn đọc những tờ báo cách mạng được xuất bản và phát hành trên quê hương Bình Phước trong thời kỳ này.

Việc sáp nhập, chia tách để hình thành đơn vị hành chính mới là để phù hợp với điều kiện thực tế cũng như nhiệm vụ chính trị và đặc biệt là nhu cầu phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử. Vì thế, việc sáp nhập, chia tách, thành lập các tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Phước Thành trong những năm 1951-1954 là xuất phát từ yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời điểm. Điều đáng ghi nhận là phát huy vai trò to lớn của báo chí cách mạng, ngay sau khi sáp nhập hoặc chia tách, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một hoặc Biên Hòa hay Phước Thành đều chú trọng quan tâm đến việc thành lập các cơ quan báo chí cũng như việc xuất bản các tờ báo.

Báo “Thông tin Thủ Biên”:Sau khi tỉnh Thủ Biên được thành lập, Tỉnh ủy Thủ Biên đã quyết định tờ báo “Thông tin Biên Hòa” - cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy Biên Hòa ngày ấy, được đổi tên thành Báo “Thông tin Thủ Biên”. Báo “Thông tin Thủ Biên” là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thủ Biên, do đồng chí Hoàng Tam Kỳ làm chủ biên. Báo được phát hành 3 ngày 1 số, với 4 trang, khổ 30x40cm và mỗi số từ 500 - 600 bản. Đến năm 1952, đồng chí Lê Đình Nhơn (Chín Lê) là Trưởng ban Tuyên huấn, kiêm Trưởng ty Thông tin tuyên truyền được Tỉnh ủy phân công phụ trách tờ “Thông tin Thủ Biên”. Nội dung tờ báo khi đó chủ yếu là những bài xã luận, bình luận, tin tức trong tỉnh, trong nước và quốc tế. 

Báo “Thủ Biên”:Đầu năm 1953, tình hình chiến sự ngày càng cam go, ác liệt và khó khăn chồng chất, đồng thời để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, Tỉnh ủy Thủ Biên quyết định đổi tên tờ “Thông tin Thủ Biên” thành Báo “Thủ Biên”. Tuy phải thu hẹp khổ và giảm số lượng phát hành nhưng nội dung của tờ “Thủ Biên” vẫn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, kịp thời phản ánh tình hình thời sự, chính trị trong tỉnh. Đặc biệt, đội ngũ những người làm báo “Thủ Biên” ngày ấy vừa cầm bút làm nhiệm vụ tuyên truyền trong vùng địch tạm chiếm, vừa cầm súng trực tiếp tham gia đánh Pháp và diệt tề trừ gian. 

Báo “Thủ Biên - Thông tin quân dân chính”:Đầu năm 1952, Tỉnh ủy Thủ Biên cho xuất bản tờ “Thủ Biên - Thông tin quân dân chính” để tuyên truyền về Đảng và sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng. Báo xuất bản 2 ngày 1 kỳ, có khi tuần 1 kỳ, in khổ 15x33cm với số lượng phát hành cao nhất lên đến 4.000 tờ/kỳ. Tuy vậy, cả cơ quan chỉ có 6 người, gồm các đồng chí: Mai Văn Bộ, Lý Văn Sâm, Ngô Văn Long, Hoàng Thơ, Nguyễn Thị Bông và Lê Ngọc. Tờ báo tồn tại đến khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

Báo “Bò cạp lửa”:Năm 1953, Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc tỉnh Thủ Biên xuất bản báo “Bò cạp lửa”, mỗi số in 500 bản. Mục đích của tờ báo nhằm động viên tuổi trẻ trong tỉnh tích cực tham gia kháng chiến kiến quốc. Nội dung gồm những bài phê phán các thói hư, tật xấu của cán bộ đoàn thanh niên. Đặc biệt, tờ báo thường xuyên đăng tải những hình biếm họa vẽ con bò cạp nâu đang giương 2 càng sẵn sàng nghênh chiến với những quan ông, quan bà thích có kẻ hầu, người hạ lúc nào cũng kè theo bên và sống khác biệt với đông đảo quần chúng nhân dân. Ngoài ra, báo “Bò cạp lửa” còn đăng những bài viết về biểu dương những gương người tốt, việc tốt trong thanh niên. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn nên Báo “Bò cạp lửa” chỉ phát hành được 6 số thì ngưng. 

Bản tin “Thông tin vô tuyến điện”:Năm 1954, Tỉnh ủy Thủ Biên phát động chiến dịch tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ và ủng hộ Hội nghị Giơnevơ. Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, ngoài mở các lớp tập huấn cho cán bộ thông tin, cán bộ khối dân chính đảng, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy phối hợp Ty Thông tin tuyên truyền, Ty Giáo dục thực hiện in sách, truyền đơn, biểu ngữ và bản tin “Thông tin vô tuyến điện” để phổ biến rộng rãi nội dung nêu trên trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Điều đáng ghi nhận là trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn về phương tiện, thiết bị in và nhân viên kỹ thuật, song bản tin “Thông tin vô tuyến điện” vẫn được phát hành hằng ngày, với số lượng 1.000 bản/ngày. 

Theo nội dung của những cuốn sách: “Địa chí tỉnh Sông Bé”, “Lịch sử Đảng bộ Sông Bé”, “Lịch sử ngành tuyên giáo Bình Dương”, “Lịch sử Báo chí cách mạng tỉnh Bình Dương"… cho thấy, báo chí cách mạng ở tỉnh Thủ Biên trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã không ngừng phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hơn nữa, do điều kiện chiến tranh ác liệt lại luôn phải thay đổi địa điểm, nhân sự nên nhiều tờ báo không được xuất bản liên tục. Thế nhưng, báo chí cách mạng ở tỉnh Thủ Biên ngày ấy vẫn đứng vững và thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ kịp thời tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ. Đặc biệt là báo chí Thủ Biên đã tạo dựng được sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng với tinh thần “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Theo sách “Lịch sử Đảng bộ Sông Bé” và “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Bình Dương 1930-2017”.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap