【nhận định bournemouth】Luật sư nói gì khi doanh nghiệp bị sử dụng hình ảnh trái phép quảng bá sản phẩm không đúng sự thật
Luật sư nói gì khi doanh nghiệp bị sử dụng hình ảnh trái phép quảng bá sản phẩm không đúng sự thật
Nếu cá nhân nào sử dụng thông tin,ậtsưnóigìkhidoanhnghiệpbịsửdụnghìnhảnhtráiphépquảngbásảnphẩmkhôngđúngsựthậnhận định bournemouth hình ảnh của cá nhân, của tổ chức mà không được sự cho phép của chủ thể đó, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng thông tin và hình ảnh không được sự đồng ý của chủ thể.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ thông tin của internet và sự lan truyền qua các mạng xã hộiđã mang lại những tiện ích cho cuộc sống. Mọi người có thể tìm tòi, tra cứu, trao đổi thông tin dễ dàng nhưng đôi khi sự phổ biến của mạng xã hội cũng đem lại không ít phiền toái, bức xúc cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Mới đây, Công ty Tanaco Việt Nam - đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm tinh nghệ mật ong collagen, có trụ sở ở phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, Long Biên Hà Nội chia sẻ rắc rối khi bị một youtuber mang sản phẩm nhãn hiệu công ty làm ví dụ minh hoạ cho clip phân biệt hàng thật và hàng giả.
Đáng nói, trong clip, youtuber này lại kết luận sản phẩm của công ty là "hàng giả" mặc dù sản phẩm của công ty khẳng định có đầy đủ giấy tờ kiểm định theo quy định pháp luật. Đại diện doanh nghiệp cho biết, việc này đã gây thiệt hại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trao đổi với Doanhnhan.vn, Luật sư Vũ Huy Hoàng - Công ty Luật TNHH Landing Law Việt Nam cho biết, thông tin và hình ảnh của cá nhân, thông tin và hình ảnh của tổ chức, uy tín của tổ chức được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối.
Nếu cá nhân nào sử dụng thông tin, hình ảnh của cá nhân, của tổ chức mà không được sự cho phép của chủ thể đó, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng thông tin và hình ảnh không được sự đồng ý của chủ thể.
Đặc biệt, nếu sử dụng thông tin và hình ảnh để xuyên tạc sai sự thật, đưa thông tin nhằm xúc phạm danh sự nhân phẩm của cá nhân, sử dụng thông tin, hình ảnh để xuyên tạc sai sự thật xâm phạm uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, tùy tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mà người đó có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hạicho chủ thể bị thiệt hại đối với hành vi đã gây ra.
Phân tích cụ thể hơn, luật sư Hoàng cho biết, trong trường hợp lấy thông tin và hình ảnh của tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích riêng, nhưng không xuyên tạc sai sự thật, không gây hiểu nhầm, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”. Mức phạt tiền cho hành vi này là 10-20 triệu đồng.
Trường hợp lấy thông tin để xuyên tạc sai sự thật, vu khống, gây hiểu nhầm, xúc phạm uy tín của tổ chức… người vi phạm sẽ bị xử phạtvi phạm hành chínhtheo quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi này cũng từ 10-20 triệu đồng.
Nghiêm trọng hơn, nếu hành vi lấy thông tin và hình ảnh của tổ chức, cá nhân để xuyên tạc sai sự thật, vu khống, gây hiểu nhầm, xúc phạm uy tín của tổ chức… đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khốngđược quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngoài các chế tài nêu trêu, theo vị luật sư, người vi phạm còn phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho tổ chức. Cụ thể, bồi thường thiệt hại do uy tín bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp uy tín của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được, mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.