Chia sẻ với báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ TT&TT mới đây,óthểdẹpcácnhómhướngdẫncướpngânhàngtựtửvàbùngnợkét qua net ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, ngay sau khi báo Tuổi trẻ TP.HCM phản ánh tình trạng nhiều hội nhóm trên mạng xã hội hướng dẫn các đối tượng trong đó có trẻ em cách thức tự tử, Cục đã liên hệ với báo để lấy tên 8 hội nhóm này.
Thực hiện yêu cầu của Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, chỉ trong 1 ngày mạng xã hội Facebook đã chặn 8 nhóm hướng dẫn cách tự tử, với mỗi nhóm thường có hàng chục nghìn thành viên tham gia.
Tương tự, từ phản ánh của tạp chí Ngân hàng về việc trên mạng xã hội tồn tại nhiều nhóm trên Facebook hướng dẫn bùng nợ ngân hàng, cách vay tiền lừa đảo hay cách lừa đảo bằng thế chấp tín dụng, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã rà quét và yêu cầu Facebook ngăn chặn 47 nhóm về nội dung này.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, trên Facebook các nhóm liên quan đến việc hướng dẫn cướp ngân hàng hiện đã giảm đáng kể, tương tự các nhóm liên quan đến tự tử cũng chỉ còn rải rác. Đáng chú ý là mạng xã hội này đã chặn luôn từ khoá “tự tử” khi người dùng tiến hành tìm kiếm. Nhưng vẫn còn đó nhóm có tên gọi “Hội những người muốn…” với hơn 300 thành viên tham gia, trong đó đầy những nội dung bi quan, cũng như hướng dẫn các thành viên cách tự tử...
Riêng các nhóm liên quan đến bùng nợ vẫn tồn tại nhan nhản, trong đó, có các nhóm với số lượng người tham gia từ vài nghìn đến vài chục nghìn. Chẳng hạn như “chuyên tư vấn – bùng nợ…”, “vay tiền và bùng nợ app…”, “hội bùng app vay tiền online…”.
Việc các hội nhóm có nội dung không lành mạnh đang tồn tại trên Facebook thực tế đã gây nhiều hệ luỵ cho xã hội. Các thành viên nhóm, trong đó có một số người nợ nần tiền bạc, hay nhàn rỗi thích chơi hơn làm đã tiến hành làm theo các hướng dẫn từ những nhóm này.
Điển hình là thời gian vừa qua, nhiều vụ cướp ngân hàng được tiến hành sau khi những kẻ phạm tội làm theo hướng dẫn ở các nhóm này. Mới đây nhất là vụ cướp ngân hàng tại Đà Nẵng, cả hai đối tượng phạm tội gặp nhau và trao đổi trên mạng xã hội qua hội nhóm liên quan đến bùng nợ, sau đó để có tiền tiêu xài mới rủ nhau đi cướp. Kết quả, cả hai tên cướp này sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã gây ra cái chết thương tâm cho bảo vệ tại chi nhánh ngân hàng BIDV. Chúng đã bị công an bắt giữ ngay sau đó.
Theo anh Khôi Nguyễn, một người đang làm các dịch vụ trên mạng xã hội tại TP.HCM cho biết, thực tế, việc dẹp các hội nhóm không lành mạnh hiện nay rất đơn giản, nếu Facebook chịu làm thì họ chỉ cần cử người ngồi search hoặc kiểm tra hệ thống về từ khoá liên quan rồi bấm xoá là sẽ hết ngay, bởi họ là người nắm quyền. Chính vì thế, để dẹp bỏ các hội nhóm không lành mạnh, cơ quan chức năng cần yêu cầu mạng xã hội này làm chặt chẽ hơn, sẽ giải quyết được một cách triệt để.
Đồng quan điểm, anh Mai Thanh Phú, một chuyên gia về dịch vụ trên Facebook tại TP.HCM cũng cho rằng, thực tế việc dẹp bỏ các hội nhóm liên quan đến tự tử, cướp ngân hàng hay bùng nợ trên mạng xã hội này là một việc đơn giản. Chẳng hạn, như các nhóm bán hàng vi phạm hiện nay, Facebook vẫn tiến hành xoá nhóm một cách thẳng tay mà không thông báo, hoặc là tiến hành huỷ đăng nhóm, lúc này chỉ có người quản lý nhóm mới thấy được.
Trong thời gian dài vừa qua, Facebook cũng liên tục rà quét các fanpage hay nhóm có nội dung vi phạm để dẹp bỏ. Chính vì thế, nếu mạng xã hội này mạnh tay thì các nhóm có nội dung “tiêu cực” sẽ khó mà tồn tại được.
Xử phạt quản trị viên nhóm Facebook vì đăng bài có nội dung độc hạiCông an Đà Nẵng vừa xử phạt hành chính quản trị viên và vô hiệu hóa group Facebook ‘Ae xã hội Bắc – Trung – Nam’ vì đăng tải nội dung lệch chuẩn, độc hại, gây ảnh hưởng đến giới trẻ.