【bồ đào nha hôm nay】An Phú dốc sức làm đường giao thông
Đồng lòng hiến đất làm đường
Con đường từ trung tâm xã An Phú kết nối đường phía Tây quốc lộ 13 (hướng đi Cụm công nghiệp Đại Tân),ốcsứclagravemđườbồ đào nha hôm nay đoạn qua địa bàn ấp Tằng Hách có chiều dài hơn 6,5km. Nhiều năm nay, con đường đất đỏ xuống cấp nghiêm trọng. Sau mỗi mùa mưa, mặt đường ngày càng nhiều ổ gà, ổ voi. Trên địa bàn ấp Tằng Hách có 6 trang trại nuôi heo, gà. Bình quân mỗi ngày gần 80 lượt xe tải chở thức ăn, con giống vào các trang trại. Vào mùa mưa, con đường bị xe tải cày nát. Người dân làm ra nông sản đã khó, nhưng vận chuyển về nhà càng khó hơn, nhất là mùa mưa. Khi thương lái vào tận nơi thu mua thì bị ép giá. Ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng ấp Tằng Hách cho biết: “Mỗi năm, con đường được sửa chữa một lần để các phương tiện đi tạm thời. Đầu năm 2024, xã vận động các mạnh thường quân đóng góp tiền, mua đất sỏi phún về san lấp ổ gà. Đến mùa mưa, con đường bị sụt lún, xuống cấp như cũ. Tiếp xúc cử tri từ năm 2019 đến nay, nhân dân nhiều lần kiến nghị làm đường. Hiện cấp trên đã phê duyệt dự án làm đường nhựa qua địa bàn ấp nên nhân dân rất phấn khởi”.
Đường từ trung tâm xã An Phú kết nối đường phía Tây quốc lộ 13, đoạn qua ấp Tằng Hách có nhiều ổ gà, hố nước trên mặt đường
Dự án xây dựng đường giao thông qua địa bàn ấp Tằng Hách có tổng vốn đầu tư 60 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách huyện. Theo thống kê, dọc tuyến đường có gần 150 hộ dân sinh sống. Trong tháng 6, UBND xã An Phú đã tổ chức họp dân, vận động giải phóng mặt bằng từ tim đường vào mỗi bên 7,5m, đồng thời cắm mốc, vẽ vạch sơn đỏ để người dân thực hiện.
Hơn 25 năm sinh sống tại ấp Tằng Hách, ông Bùi Văn Mạc luôn mong ước con đường đất qua địa bàn ấp được thảm nhựa. Vì vậy, khi chính quyền xã vận động giải phóng mặt bằng, ông Mạc đã tự tay tháo dỡ hàng rào, dời vào trong 2m, hiến 100m2đất làm đường. Không chỉ tự nguyện giải phóng mặt bằng sớm, ông còn vận động các hộ dân cưa cây, di dời công trình vào trong để mở rộng đường. Ông Mạc phấn khởi: “Không chỉ gia đình tôi mà hầu hết người dân ở đây ai cũng mong muốn dự án triển khai càng sớm càng tốt. Khi đường giao thông được thảm nhựa thì mới có thể vận chuyển nông sản, lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế”.
Gia đình ông Nguyễn Ngọc Cường ở gần cuối con đường. Mặc dù dự án chưa khởi công nhưng ông đã dùng xe cẩu dời cánh cổng kiên cố vào trong 4m, hiến hơn 2.000m2đất làm đường. Ông Cường chia sẻ: Dù mất một phần diện tích đất, nhưng đổi lại diện mạo ấp sẽ khang trang, sạch đẹp. Nếu con đường được thảm nhựa thì việc kinh doanh, vận chuyển mủ cao su của gia đình cũng sẽ rất thuận lợi.
Theo thông báo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hớn Quản, thời hạn bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công là cuối tháng 8. Nhờ thực hiện tốt công tác vận động, các hộ dân đã thống nhất bàn giao mặt bằng vào cuối tháng 7, sớm hơn 1 tháng. Ông Lâm cho biết: Khoảng 80% số hộ dân dọc tuyến đường đã tự nguyện giải phóng mặt bằng. Nhiều hộ cưa hàng chục cây cao su, xà cừ, di dời cổng, tường rào để mở rộng đường. Một số hộ còn lên kế hoạch xây dựng lại hàng rào, làm nhà mới khang trang, sạch đẹp sau khi tuyến đường hoàn thành.
Giấc mơ đường nhựa
Ngoài ấp Tằng Hách, tuyến đường liên ấp Sóc Rul - An Tân có chiều dài khoảng 6km đã xuống cấp từ nhiều năm nay. Mỗi năm, xã, ấp thường vận động nhân dân đóng góp tiền, mua đất đá san lấp các ổ gà. Cứ sau mỗi mùa mưa, mặt đường lại xuống cấp như cũ, nhiều đoạn sình lầy rất khó lưu thông. Ông Lê Văn Đức ở ấp Sóc Rul, xã An Phú cho biết: “Đây là trục đường chính của 2 ấp nhưng lưu thông đi lại rất khó khăn. Mùa mưa đường lầy lội, mùa khô thì rất bụi. Tiếp xúc cử tri, nhân dân đã nhiều lần kiến nghị, nhưng đến nay vẫn chưa được đầu tư xây dựng đường. Chúng tôi rất mong trục đường chính của ấp được thảm nhựa sạch đẹp”.
Hai ấp Sóc Rul và An Tân chỉ cách nhau một cây cầu sắt. Sau hàng chục năm xây dựng đi vào hoạt động, cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Mặt cầu rung lên ầm ầm mỗi khi có xe chạy qua. Xe máy có thể đi lên cầu, còn xe ôtô buộc phải chạy xuống suối. Vào mùa mưa, nước suối dâng cao rất nguy hiểm. Vì vậy, người dân mong muốn được làm đường nhựa để phát triển kinh tế. Bà Đỗ Thị Chàn, Trưởng ấp Sóc Rul cho hay: “Người dân vùng sâu làm ra nông sản thường bị thương lái ép giá vì đường sá đi lại khó khăn. Nếu Nhà nước làm đường nhựa thì người dân sẽ đồng lòng hiến đất mở đường”.
Năm 2021, xã An Phú về đích nông thôn mới, nhiều tuyến đường đất trên địa bàn đã được xây dựng bê tông. Hệ thống đường ấp, sóc đã được cứng hóa hơn 60km, đảm bảo ôtô đi lại thuận tiện. Hiện trên địa bàn vẫn còn khoảng 14km đường liên ấp chưa được đầu tư xây dựng. Do đường giao thông xuống cấp nên sự kết nối lưu thông, phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa gặp khó.
“Những năm qua, nguồn vốn nông thôn mới được dùng để đầu tư xây dựng các tuyến đường bê tông. So với 13 xã, thị trấn ở huyện Hớn Quản, xã An Phú ít được đầu tư các trục đường chính liên ấp. Hằng năm, địa phương vận động người dân sửa chữa các trục đường liên ấp. Tuy nhiên, sau một mùa mưa, con đường tiếp tục xuống cấp. Vì vậy, xã rất mong tỉnh, huyện bố trí thêm kinh phí để xây dựng, đầu tư hoàn thiện các tuyến giao thông, nhất là đường liên ấp Sóc Rul - An Tân”. |
Ông NGUYỄN ANH TUẤN, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú, huyện Hớn Quản |
Thời gian tới, xã An Phú sẽ tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các trục đường chính, đường nhánh ở vùng sâu, vùng xa. Nhờ sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, nhiều dự án đường giao thông trên địa bàn đã hoàn thành, góp phần làm thay đổi diện mạo, phát triển kinh tế nông thôn.