88Point

Doanh nghiệp liêu xiêuTheo Liên đoàn Thương mại và công nghiệp nhận định kèo atalanta

【nhận định kèo atalanta】Cạn sức trong bão giá, khó trụ nổi phải bán mình cho nước ngoài

Doanh nghiệp liêu xiêu

Theạnsứctrongbãogiákhótrụnổiphảibánmìnhchonướcngoànhận định kèo atalantao Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), 6 tháng qua, DN khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chịu tác động lớn từ áp lực tăng giá xăng dầu trong nước cùng chi phí logistics tăng 15-20% so với năm 2021, trong khi năm 2021 tăng 40% so với năm 2020. Không những thế, việc tắc nghẽn lưu thông cảng biển quốc tế làm cho tình trạng thiếu container rỗng càng trầm trọng hơn, nên doanh nghiệp phải trả chi phí rất cao để xuất hàng. Bên cạnh đó, các loại phí hạ tầng ra vào cảng, phí kiểm dịch Covid trên bao bì sản phẩm và container xuất sang thị trường Trung Quốc phát sinh mới khiến khó khăn càng chồng chất.

Mặc dù chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 11 năm 2022 của Chính phủ được đánh giá khá tích cực, giúp doanh nghiệp hưởng lợi, như giảm 2% thuế giá trị gia tăng, giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước, hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong hai năm 2022-2023 thông qua các hệ thống ngân hàng thương mại… nhưng các DN cho biết chưa nhận được nhiều hỗ trợ từ địa phương.

Nửa đầu năm, các DN  đã chịu tác động lớn từ chi phí đầu vào tăng. Ảnh: Hoàng Hà

Không chỉ các DN khu vực ĐBSCL mà các DN trên cả nước cũng trong tình trạng tương tự. Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, khó khăn lớn nhất là giá đầu vào tăng, giá xăng dầu tăng gần 50%, giá nhiều nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài vào cũng tăng khoảng 20-30%, nó đã len lỏi vào trong tất cả các hàng hóa của Việt Nam. Trong khi giá đầu ra không theo tăng theo tương ứng. Điều này khiến lợi nhuận của các DN bị giảm mạnh, nhiều DN đối mặt với nguy cơ thua lỗ. DN càng nhỏ thì càng khó khăn.

Trong khi đó, những hỗ trợ dành cho DN vẫn mang tính chất nhỏ giọt. Ví dụ, gói hỗ trợ 2% lãi suất, không thấm vào đâu khi lãi suất cho vay đang có xu hướng tăng từ 1-1,5%/năm, cùng với thủ tục phiền hà. Còn những khoản tài trợ khác thì chưa có.

Các DN đang chiếm dụng vốn lẫn nhau. Do dòng tiền gặp khó, vốn tín dụng khan hiếm nên DN mua hàng của nhau và ghi nợ lên đến khối lượng rất lớn, nhất là trong khu vực xây dựng.

Theo khảo sát của Atradius, tập đoàn cung cấp bảo hiểm tín dụng thương mại, bảo lãnh, chia sẻ ngày 19/7, bán hàng trả chậm là phương thức phổ biến tại thị trường Việt Nam. Có 58% tổng giá trị giao dịch giữa DN với DN (B2B) trong những tháng qua được thực hiện bằng hình thức bán hàng trả chậm và có tới 48% các giao dịch này là hóa đơn quá hạn. Trong đó, nợ khó đòi và nợ xấu ở mức cao, dẫn đến nguy cơ rủi ro dòng tiền của nhiều DN.

Vòng xoáy lạm phát

"Ngay từ đầu năm nay, chúng tôi đã có tính toán nếu giá xăng dầu ở Việt Nam tăng lên khoảng 50% thì sẽ tác động vào chỉ số CPI thêm 1,2%. Tất cả các mặt hàng khác như nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài vào cũng tăng với tốc độ khoảng 20-30% làm cho CPI của Việt Nam tăng thêm khoảng 0,8% nữa. Như vậy, tổng cộng CPI của năm nay sẽ cao hơn năm ngoái khoảng 2-2,2%, nhưng nửa đầu năm tác động chưa mạnh lắm, nửa cuối năm tác động của vòng xoáy lạm phát sẽ mạnh hơn", chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nói.

Trước áp lực lạm phát, nhiều ý kiến lo ngại sẽ tác động tới sự phục hồi của nền kinh tế. Với DN, chi phí đầu vào tăng, lợi nhuận giảm, thậm chí lỗ, khiến họ khó có thể mở rộng sản xuất để tạo việc làm.Cạn sức trong bão giá, khó trụ nổi phải bán mình cho nước ngoài

Ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty Cơ khí chính xác SKD Việt Nam, cho hay, giá xăng dầu tăng cao, giá nguyên vật liệu tăng từ 15-20% tùy chủng loại. Còn DN rất khó có thể tăng giá các sản phẩm ở mức tương ứng. Nếu tăng sẽ đối mặt với việc mất khách hàng.

Trước áp lực lạm phát, nhiều ý kiến lo ngại sẽ tác động tới sự phục hồi của nền kinh tế. Ảnh: Hoàng Hà

Theo ông Kết, mặc dù DN đã chủ động trong điều tiết dòng tiền, dự trữ lượng hàng sản xuất tồn kho nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi quy mô DN nhỏ, nguồn tài chính hạn chế. Khó khăn kéo dài DN tính tới giảm sản xuất, cắt giảm lao động.

Giá cả tăng khiến nhu cầu tiêu dùng giảm. Ví dụ như ngành du lịch đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, không còn sôi động nữa bởi chi phí ăn uống, lưu trú, vé máy bay tăng cao… khiến nhiều người hủy kế hoạch đi nghỉ. Với các mặt hàng khác cũng tương tự, khi giá tăng sẽ tác động, người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu. Tiêu dùng bị thắt chặt, hàng hóa không bán được, dẫn đến tồn kho tăng, nợ tăng, DN phải giảm sản xuất...

“Bão giá” còn làm đầu tư công không đạt tiến độ, bởi càng làm càng lỗ, dẫn đến việc nhiều nhà thầu tạm dừng thi công, người lao động phải nghỉ việc, vốn không giải ngân được. Hy vọng đầu tư công đẩy mạnh sẽ tạo ra sự lan tỏa, là “đầu tàu” dẫn dắt sự phục hồi kinh tế không còn.

Trong hoàn cảnh này, nhiều DN có thể sẽ phải bán mình cho nước ngoài. "Chúng tôi tính toán có khoảng 8-9 ngành kinh doanh của Việt Nam rơi vào nhà đầu tư nước ngoài, như ngành nhựa chỉ còn khoảng 7% tổng doanh thu, ngành bia khoảng 7%, nước ngọt 10%, bánh kẹo 5-6% và ngành bán lẻ của Việt Nam đều bị nước ngoài thôn tính", chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Đã đến lúc cần phải có một chính sách chiến lược tổng thể để hỗ trợ DN và người dân. Cần nhanh chóng giảm thuế, phí trên diện rộng để giúp giảm bớt chi phí. Qua đó, giúp kiểm soát được lạm phát, bình ổn giá cả đầu vào. Có chính sách hỗ trợ hiệu quả và thiết thực với các DN nhỏ và vừa, cũng như người lao động nghèo, bởi họ đang phải gánh chịu khó khăn nặng nhất.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap