【soi kèo bayern vs freiburg】Phép màu sẽ có với những ai quyết tâm và dám thử sức

Báo Cà Mau(CMO) Nhiều người bỏ tiền tỷ với mong muốn biến vùng đất phèn chua thành trù phú bị xem là "ngông". Nhưng không bao lâu, trên vùng đất phèn ấy, nay là vườn cây ăn trái với nhiều loại khác nhau và chính những người từng xem họ "ngông" nay lại đến tham quan, học hỏi.

Vùng đất U Minh được mệnh danh là túi nghèo bởi không chỉ người dân tứ xứ mà có cả người nghèo Cà Mau đến đây mưu sinh, lập nghiệp. Cách xa trung tâm tỉnh nên hồi đó đường sá còn cách trở. Ấy vậy mà ông Ba Liêm (Trần Thanh Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã mạnh dạn mua hẳn 7 ha đất ở Ấp 10, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh để cải tạo trồng cây và đã thu về trái ngọt.

Đất khó nở hoa

Trưa nắng gắt, tôi đến thăm vườn trái cây của ông Ba Liêm không báo trước. Trong ngôi nhà cấp 4, bà Nguyễn Kim Tuyến (vợ ông Ba Liêm) niềm nở đón khách.

Bà nói: “Hôm nay khách vô vườn tham quan nhiều lắm. Sáng giờ cũng bán gần 200 kg vú sữa. Riêng vườn cam, thương lái ở Long An đã mua mão hơn 1 tỷ đồng và thu hoạch từng đợt cho đến Tết”.

Vườn đu đủ 9 ha trồng theo phương pháp hữu cơ của anh Dương Ngọc Lợi.

Bà Tuyến kể, lúc mới về đây, đất đai trũng phèn, nhìn phát rầu. Bởi thế, hơn 1 năm ròng rã, ông Ba Liêm phải tốn rất nhiều công sức xử lý đất và lên liếp trồng cây trái. Ông bôn ba lên tận Tiền Giang mua cây giống về trồng thử nghiệm. 2.000 gốc cam, 3.000 gốc quýt và hơn 600 gốc bưởi cùng nhiều loại cây trồng khác.

Để tiện cho việc tưới tiêu, ông đào hơn 10 ao nuôi cá đồng và tận dụng nguồn nước dưới ao để tưới cho cây vào mùa khô. Ban đầu, do đất còn mới nên cây phát triển chậm, ông Ba Liêm phải đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để rút ra kinh nghiệm và bí quyết cho vườn cây của mình.

Đến thời điểm này, vợ chồng ông Ba Liêm đã thu hoạch được 4 mùa. Mỗi đợt từ tháng 9 âm lịch đến hết Tết. Bà Tuyến cho biết: “Năm đầu tiên thu hoạch trái cây, chúng tôi đã thu lại vốn. Trung bình mỗi năm, vườn cây mang về khoảng 1,5 tỷ đồng. Sắp tới, chúng tôi dự định mở các dịch vụ phục vụ việc tham quan vườn cây và thu tiền vé”.

Dám thử sức

Sau ông Ba Liêm, cũng có nhiều người thử sức trồng cây ăn trái trên vùng đất nhiễm phèn này. Xuất phát từ dân kỹ thuật, anh Dương Ngọc Lợi (Công ty CATEC) lại mạo hiểm chuyển sang làm nông nghiệp. Sau khi nghiên cứu địa hình và thổ nhưỡng, anh Lợi mua 17 ha đất ở Ấp 16, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh để trồng cây ăn trái. Ban đầu anh thử nghiệm trồng 1.500 gốc đu đủ ruột vàng xen 1.000 gốc bưởi trên diện tích 9 ha.

Anh Lợi cho biết, do đất nhiễm phèn nặng nên anh bón 80 tấn vôi để xử lý đất và mua phân hữu cơ ủ đất hơn 6 tháng. Đến tháng 4/2017, anh lên liếp và trồng cây theo công nghệ mới. Anh trồng cỏ dưới nền đất để giữ độ ẩm cho cây. Đến khi nào cỏ lên quá cao, anh mới cắt tỉa nhưng không bỏ đi mà tiếp tục ủ dưới gốc cây. Bởi vì, lớp cỏ ấy có khả năng chống xói rửa vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.

Sau 9 tháng, vườn đu đủ ruột vàng được anh trồng theo phương pháp hữu cơ đã thu hoạch. Trung bình mỗi tuần, anh thu về từ 0,5-1 tấn trái đu đủ với giá bán lẻ 25.000 đồng/kg. Hiện tại, đủ đủ của anh rất hút khách vì vị ngọt rất thanh, được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt mua.

Anh Lợi chia sẻ: “Bước đầu như thế xem như đã thành công. Sắp tới, tôi sẽ trồng nhiều hơn để cung ứng cho thị trường. Mặc dù mới khởi nghiệp nên có thể sẽ có rủi ro, nhưng tôi tin mình sẽ khắc phục được bằng những kiến thức đã trang bị”.

Không riêng ông Ba Liêm, anh Lợi mà nhiều người ở huyện U Minh dám thử sức với cây ăn trái và đã thu về lợi nhuận cao. Nhắc đến sầu riêng, có lẽ nhiều người sẽ cho rằng nó là giống cây chỉ phát triển tốt ở vùng đất cao ráo. Nhưng anh Nguyễn Minh Nhứt, Ấp 10, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh đang sở hữu trên 50 gốc và vụ vừa rồi trung bình mỗi cây anh thu về 8 triệu đồng. Là nông dân, thẩm thấu sự khó khăn, cơ cực khi quanh năm chỉ nương nhờ vào rừng nên đã thôi thúc anh tìm hướng đi mới và bước đầu đã thành công.

Với họ, bằng đôi tay và khối óc đã biến đam mê thành hiện thực./.

Ngọc Trầm - Thảo Linh