24 dự án điện gió,ựánnănglượngtáitạochuyểntiếpđãchốtgiátạbraga – union berlin điện mặt trời chốt giá tạm thời | |
Huy động nhiều nguồn lực giải mối lo thiết hụt điện | |
Bộ Công Thương nói gì về phản ứng của 36 các nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo? |
Một dự án điện gió tại huyên Hướng Hóa, Quảng Trị. |
Hiện có 19 dự án (hoặc một phần dự án) chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm và ký PPA. 16 dự án chuyển tiếp đã nối lưới, đã và đang tiến hành thử nghiệm; trong đó có 5 dự án chuyển tiếp đã hoàn thành thử nghiệm, đang thực hiện các thủ tục COD để phát điện thương mại.
19 dự án chuyển tiếp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 26 dự án chuyển tiếp đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy.
Tuy nhiên, theo EVN, đến nay vẫn còn 32/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, với tổng công suất 1.576,05MW chưa gửi hồ sơ cho EVNEPTC để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.
EVN cho biết, sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 về quy định khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, Công ty Mua bán điện đã có các văn bản gửi các chủ đầu tư đề nghị gửi hồ sơ tài liệu để có thông số tính toán, đàm phán giá điện.
Bộ Công Thương, EVN cũng đã nhiều lần tổ chức hội nghị với chủ đầu tư các dự án để trao đổi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hồ sơ, trình tự, thủ tục đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện... Các quy trình, thủ tục theo quy định cũng đã được EVN ban hành công khai, minh bạch và gửi đến các chủ đầu tư.
Vừa qua Bộ Công Thương và EVN đã nỗ lực, tập trung cao cho việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc với mục tiêu đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp sớm phát điện lên lưới nhưng vẫn bảo đảm đúng các quy định của pháp luật.