【ket qua ita】Xây dựng KCN hỗ trợ ngành dệt may tại Thừa Thiên Huế

Xây dựng KCN hỗ trợ ngành dệt may tại Thừa Thiên Huế
Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may (Ảnh minh họa)

Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thiện Đề án và phê duyệt Đề án xây dựng KCN hỗ trợ ngành dệt may tại KCN Phong Điền,âydựngKCNhỗtrợngànhdệtmaytạiThừaThiênHuếket qua ita tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định hiện hành. Đồng thời chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng đồng bộ của KCN, đồng thời lập, trình, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng KCN hỗ trợ ngành dệt may theo quy định của pháp luật; phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung đề án.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN cam kết xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và cục bộ đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm và có kế hoạch giám sát cụ thể. Đối với các dự án sản xuất trong KCN hỗ trợ ngành dệt may phải đáp ứng đủ điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh châu Âu hoặc tương đương.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Đề án được áp dụng cơ chế chính sách áp dụng đối với KCN hỗ trợ thực hiện theo Thông báo số 404/TB-VPCP ngày 9/10/2014 của Văn phòng Chính phủ; được hỗ trợ 100% kinh phí rà phá bom, mìn, vật liệu nổ từ nguồn ngân sách địa phương; được miễn tiền thuê đất đối với đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN, đối với đất còn lại được miễn tiền thuê đất 15 năm sau thời gian xây dựng cơ bản; được vay tối đa 70% tổng vốn đầu tư từ các tổ chức tín dụng.

Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho các cá nhân làm việc tại KCN hỗ trợ ngành dệt may và các cơ chế ưu đãi khác thực hiện theo quy định hiện hành.