Dự ánnhằm từng bước hoàn thiện theo quy hoạch giao thông,àNộiphêduyệtdựánđầutưxâydựngđườngnốiQuốclộvớiQuốclộkèo bóng đá vô địch ý tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế- xã hội, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tại địa bàn dự án đi qua cũng như các khu vực lân cận, phát huy hơn nữa nhiệm vụ của một trục giao thông chính của khu vực.
Ảnh minh họa |
Đồng thời, tăng cường khả năng kết nối với các hệ thống Quốc lộ, đường Tỉnh lộ, đường huyện, thúc đẩy thông thương hàng hóa, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng do kinh tế vùng ngày càng tăng trưởng.
Đây là Dự án Nhóm B, loại công trình giao thông cấp II do UBND huyện Phúc Thọ làm chủ đầu tưvới quy mô xây dựng mới tuyến đường có chiều dài 3,79km. Điểm đầu Km0+00 giao với Quốc lộ 32 tại lý trình Km38+570 trên địa bàn xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ; Điểm cuối Km3+790,77 giao với Quốc lộ 21A tại lý trình Km4+210 khu vực Cầu Cời, phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây.
Quy mô mặt cắt ngang nền đường đoạn ngoài đô thị trên địa bàn huyện Phúc Thọ từ Km0+00 ÷ Km2+795,57 là 21 m. Đoạn đường dự kiến phát triển đô thị trên địa bàn thị xã Sơn Tây từ Km2+795,57 ÷ Km3+790,77 là 21 m. Các hạng mục chủ yếu đầu tư gồm: Giải phóng mặt bằng; Xây dựng nền, mặt đường, xử lý nền đất yếu; hè đường, lề đường, cây xanh; cầu; Thoát nước dọc, thoát nước ngang; Bó ống kỹ thuật; Kè, gia cố mái nền đường, hoàn trả mương; An toàn giao thông; Hệ thống điện chiếu sáng và các hạng mục phụ trợ khác.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu tổ chức quản lý, thực hiện dự án đầu tư theo đúng nội dung tại quyết định này và các quy định của Nhà nước và Thành phố về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, giám sát đánh giá đầu tư, giám sát cộng đồng; triển khai dự án đầu tư đúng tiến độ, chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Giao UBND huyện Phúc Thọ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chuẩn xác của khối lượng, kinh phí; Kết quả tính toán kết cấu và tính hợp pháp của hồ sơ trình phê duyệt; Năng lực của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, lập dự án đầu tư. Quá trình triển khai tiếp theo cần tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, Luật Xây dựng,... các quy định hiện hành của Nhà nước và UBND TP. Hà Nội về thực hiện dự án đầu tư; Đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường... theo đúng quy định.
Đặc biệt, không để xảy ra lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo đúng quy định của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ và các quy định hiện hành của pháp luật.
Tổ chức quản lý dự án đầu tư và lựa chọn nhà thầuthực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, về đấu thầuvà lựa chọn nhà thầu.
Phối hợp với chủ đầu tư các dự án đầu tư liên quan để thống nhất phương án thiết kế các hạng mục đảm bảo kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu vực dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh trùng lắp, lãng phí; Có biện pháp tổ chức thi công phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và giảm thiểu ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân tại khu vực dự án đầu tư.
Làm việc với các Sở, ngành có liên quan để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư theo quy định đảm bảo triển khai thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đã được phê duyệt. Thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư và phối hợp thực hiện giám sát cộng đồng theo quy định hiện hành.
Các Sở, ngành TP. Hà Nội có liên quan phối hợp, hướng dẫn chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy định hiện hành; Chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của mình đối với các công việc có liên quan đến quá trình thực hiện dự án đầu tư.