【bang xep tay ban nha】Đừng để cái bóng quá lớn lề luật đè mãi tương lai của điện ảnh Việt Nam
Đạị biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương). |
Điện ảnh Việt Nam thật cần những cuộc thảo luận cởi mở,ĐừngđểcáibóngquálớnlềluậtđèmãitươnglaicủađiệnảnhViệbang xep tay ban nha lắng nghe và thấu cảm nhằm xóa đi ranh giới giữa nhà quản lý và đối tượng quản lý cho một hoạt động đậm tính đặc thù, mang tâm thế và cách tiếp cận mới, phù hợp hơn đối với dự luật này, đừng để cái bóng quá lớn của những nguyên tắc lề luật đè mãi tương lai của nền điện ảnh Việt Nam.
Đạị biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) phát biểu khi Quốc hội thảo luận về dự ánLuật Điện ảnh (sửa đổi), chiều 28/10.
Theo dõi những phiên thảo luận ở kỳ họp này và cả ở những kỳ họp trước nữa, không khó để nhận thấy đây không chỉ là vị đại biểu rất tích cực phát biểu mà đều đầu tưkỹ lưỡng cho các phát biểu của mình.
Với Luật Điện ảnh (sửa đổi), khá nhiều ý kiến băn khoăn về quy định thế nào để vừa đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước nhưng không cản trở sự sáng tạo của ngành nghệ thuật này.
“Điều khó khăn nhất khi chấp bút dự án Luật Điện ảnh lần này chính là đưa một hoạt động mang tính chất nghệ thuật sáng tạo vào khuôn khổ, đường biên của thể chế, trong khi bản chất sáng tạo vốn không có giới hạn”, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) mở đầu phát biểu của mình.
Theo ông, một tác phẩm có thể chứa đựng cả một giai đoạn lịch sử bi hùng nhưng đôi khi lại chất chứa đầy bản ngã của tác giả. Do đó, làm thế nào để hài hòa giữa quản lý nhà nước về hoạt động điện ảnh mà không gây ức chế sáng tạo, để người nghệ sỹ thăng hoa cảm xúc trước ranh giới mong manh giữa giá trị đạo đức truyền thống, văn hóa… phải là mục tiêu chính của dự luật này.
Tuy nhiên, nhiều chế định còn khá mơ hồ của dự luật có thể trở thành vòng cương toả vô hình áp lên tư duy sáng tạo của người làm phim, ông nhận xét.
Vị đại biểu Bình Dương chỉ ra dự luật lần này có đến 17 điểm quy định các nội dung và hành vi bị nghiêm cấm. Nhưng điều đáng nói, nhiều điểm cấm trong dự thảo lại khá mơ hồ với tầm bao quát rộng mà khi áp dụng chắc chắn sẽ trói buộc sự sáng tạo, khả năng thăng hoa của đạo diễn ngay từ những xúc cảm đầu tiên.
“Vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp, pháp luật” là khoản chưa cụ thể đầu tiên trong 17 điểm cấm của dự luật, ông Nhân nêu cụ thể.
Ông nói rõ, rà soát Hiến pháp chỉ có 4 điều đề cập đến nguyên tắc, đó là “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” ở Điều 7, “tập trung dân chủ” ở Điều 8, “tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng” ở Điều 36 và “tranh tụng trong hoạt động xét xử được bảo đảm” ở Điều 103.
“Hoạt động điện ảnh phải đảm bảo những nguyên tắc nào trong các nguyên tắc kể trên? Đồng thời, hoạt động điện ảnh có phải đảm bảo không vi phạm tất cả các nguyên tắc của các luật trong hệ thống pháp luật hay không bởi hầu như ở tất cả các luật đều có các điều khoản về nguyên tắc cơ bản?”, ông Nhân đặt vấn đề.
Ngoài ra, như thế nào là “làm tổn tại đến các giá trị văn hóa”, “truyền bá tệ nạn xã hội”, “phá hoại truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội…” cũng cần phải được minh định, nhằm tránh cảm tính, chủ quan của cơ quan có thẩm quyền khi cầm cân nảy mực trong các khâu xét duyệt, ông Nhân nêu tiếp một số quy định còn chưa rõ tại dự thảo.
Vấn đề tiếp theo đại biểu Nhân nêu là thời gian qua, việc nhập khẩu phim nước ngoài có nhiều khác biệt, thậm chí bất đồng về văn hóa, chính điều này đã góp phần làm thay đổi lối sống của không ít thanh niên, trong đó có việc sống thử trước hôn nhân thì liệu đã làm tổn hại đến các giá trị và phá hoại truyền thống văn hóa hay không?
Theo ông Phạm Trọng Nhân, “hai cuộc đời” hay “hai hộ chiếu” là cách ví von khi nhiều tác phẩm điện ảnh Việt Nam được các giải thưởng nước ngoài nhưng bị cấm chiếu ngay tại "sân nhà" với lý do vi phạm thuần phong mỹ tục hay phản ánh hiện thực quá đen tối, bi quan.
“Thử hỏi có nơi nào trên thế giới này chỉ toàn điều tốt đẹp mà không có những mặt trái của xã hội? Ngay cả New York, nơi được mệnh danh là trung tâm kinh tế- tài chínhcủa thế giới cũng không khó để bắt gặp những người vô gia cư nằm co ro trên nền gạch sáng choang trước các cửa hàng sang trọng”, đại biểu Nhân nêu và cho rằng điện ảnh Mỹ chưa bao giờ chối từ những hình ảnh này.
Đại biểu cũng dẫn văn học Việt Nam những năm 30 - 45 của thế kỷ trước, có ba dòng chủ lưu là hiện thực phê phán, lãng mạn và cách mạng cùng tồn tại để miêu tả toàn bộ cái hồn xã hội và cuộc sống của các tầng lớp nhân dân thời kỳ đó.
“Chí Phèo, lão Hạc hay chị Dậu dù được khắc họa đến tận cùng sự khắc nghiệt của hiện thực, có bi quan, có bạo lực nhưng có “làm tổn hại đến các giá trị văn hóa” hay không? Khi các tác phẩm trên vẫn nằm trang trọng trên các kệ sách như những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam thì những đánh giá đối với các tác phẩm điện ảnh thời gian qua liệu có quá cảm tính và khắt khe?”, ông tiếp tục đặt vấn đề.
Theo vị đại biểu Bình Dương thì dường như sợi dây kiểm duyệt đang bị kéo căng giữa nhà quản lý và người làm điện ảnh. Tiếng nói giữa hai chủ thể dường như chưa tìm được điểm tiệm cận mà hệ quả là một nền điện ảnh đến nay vẫn chưa thể rời xa vạch xuất phát, đánh mất đi cơ hội thụ hưởng những giá trị văn hóa, tinh thần của công chúng, hòa nhập sâu sắc văn hóa thế giới.
“Tâm trạng lo âu, thấp thỏm của các đạo diễn khi đi kiểm duyệt phim khiến công chúng mường tượng quang cảnh một phiên tòa, thiếu vắng bầu không khí cởi mở, chân tình giữa nhà quản lý và những người hoạt động điện ảnh…”, đại biểu Nhân chia sẻ cảm nhận và cho rằng, việc căn ke tác phẩm điện ảnh vào đường biên của lề luật rất cần cả sự trân trọng và thận trọng, bởi chỉ đủ tinh tế mới cảm nhận hết những xúc cảm của con người.