【xếp hạng ngoại hạng tây ban nha】Tiếp tục sản xuất theo hệ sinh thái ngọt ở các vùng đã quy hoạch
(CMO) Đó là chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội thảo chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tại vùng ngọt hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức vào chiều ngày 1/10.
Theo quy hoạch, vùng ngọt hoá Bắc Cà Mau có diện tích tự nhiên 154.414 ha, bao gồm một phần diện tích huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và toàn bộ huyện U Minh, sản xuất theo hệ sinh thái ngọt. Tuy nhiên, thực tế sản xuất trong vùng đan xen nhiều loại hình canh tác khác nhau; từ đó, công tác điều tiết nước gặp nhiều khó khăn do hệ thống thuỷ lợi chưa được đồng bộ, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa.
Từ đó, tình trạng thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, dưới tác động của hiện tượng El Nino, hạn, mặn cuối năm 2019 và đầu năm 2020, tại đồng bằng sông Cửu Long nói chung và các huyện vùng ngọt hoá tỉnh Cà Mau nói riêng đã diễn ra rất nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất.
Đại biểu tham dự hội thảo
Tại hội thảo, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đăng Trí, Phó trưởng Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên,Trường Đại học Cần Thơ đề xuất giải pháp lâu dài vùng ngọt hoá tỉnh Cà Mau cần phân chia thành 4 phân vùng sản xuất. Phân vùng 1, vùng đồng trũng kín, tổng diện tích khoảng 90.646 ha, phân bố tại các huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh sử dụng cho canh tác 2 vụ lúa có hệ thống thuỷ lợi khép kín, đảm bảo ngăn mặn và giữ ngọt.
Phân vùng 2, đồng trũng hở, giao thoa triều, nước đứng có diện tích khoảng 60.915 ha tại các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời. Phân vùng 3, đồng trũng hở, ảnh hưởng triều biển Đông có diện tích 49.787 ha, phân bố trên địa bàn của huyện Thới Bình và TP Cà Mau.
Đặc biệt, phân vùng 4, đồng trũng hở, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi triều biển Tây có diện tích khoảng 4.868 ha. Đây là khu vực bên ngoài hệ thống đê bao khép kín ven biển Tây và ven bờ Bắc sông Ông Đốc, thuộc Tiểu vùng thuỷ lợi 1, 2 và 3, mô hình canh tác chính là nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi thâm canh.
Riêng khu vực dọc theo bờ biển Tây là diện tích rừng phòng hộ ngập mặn, một số khu vực diện tích nhỏ tại thị trấn Sông Đốc và xã Khánh Hải có đai rừng dầy hơn được bố trí nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện tại vấn đề sạt lở do ảnh hưởng của sóng biển làm mất đai rừng phòng hộ là trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp tại vùng Bắc Cà Mau.
Do thiếu vốn hệ thống thủy lợi vùng ngọt hóa Bắc Cà Mau chưa được đầu tư đồng bộ nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn nước mưa
Ngoài ra, tại hội thảo nhiều đại biểu đại diện cho Phân viện nghiên cứu thuỷ sản Nam sông Hậu, Viện lúa ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ và các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, TP Cà Mau và các sở, ban, ngành đưa ra nhiều tham luận định hướng chuyển đổi sản xuất ngọt hoá theo hướng hiệu quả và bền vững dựa theo điều kiện thực tế của từng địa phương.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho rằng các ý kiến đóng góp tại hội thảo là cơ sở để ngành nông nghiệp ghi nhận, nghiên cứu để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo trong sản xuất một cách hiệu quả nhất.
Trước mắt, tiếp tục duy trì chỉ đạo sản xuất theo hệ sinh thái ngọt ở các vùng đã quy hoạch, phù hợp với từng loại cây, con giống theo từng nơi có hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ sản xuất và nhu cầu của thị trường. Đồng thời tiếp tục mở rộng vùng sản xuất có hợp tác, có liên kết và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản./.
Trung Đỉnh