【kèo chấp 0.75 là gì】Bấp bênh đời sống công nhân
Cuộc sống công nhân ngoài vất vả đi làm,ấpbnhđờisốkèo chấp 0.75 là gì tăng ca còn cả nỗi lo toan cơm, áo, gạo tiền. Bởi khoản lương trên dưới 3 triệu đồng nhưng họ phải gánh mọi chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày.
Nhọc nhằn “giá nổi lương chìm”
Công nhân đi chợ dè sẻn lắm mới có thể gói ghém trong vài chục ngàn đồng.
Tầm 4 giờ chiều trong một ngày của tháng 9 này, chợ tạm gần cổng Khu công nghiệp (KCN) Tân Phú Thạnh bắt đầu đông đúc. “Chợ này là chợ công nhân, so với các chợ khác đã rẻ hơn 2-3 giá (2.000-3.000 đồng - PV). Cuộc sống của công nhân còn khổ, chúng tôi lấy lời meo lắm!”, bà Chuyển, một tiểu thương trong chợ tạm Tân Phú Thạnh bày tỏ. Còn chị Hằng, công nhân trong KCN Tân Phú Thạnh, tâm sự: “Mùa này rau, cá nhiều, giá còn rẻ chứ mấy tháng nắng cái gì cũng mắc. Có lúc tôi mua cá khô về ăn đổi bữa. Khi chợ chiều bán thịt rẻ thì mua chừng 1kg về kho. Đi chợ dè sẻn lắm mới có thể gói ghém trong vài chục ngàn đồng”.
Chị Châu Thị Lệ, làm ở Công ty TNHH Lạc Tỷ 2, KCN Tân Phú Thạnh, tranh thủ tạt ngang mua thực phẩm về chuẩn bị bữa cơm chiều. Đến khu bán rau, củ chị hỏi một lượt giá cả của mấy sạp gần đó rồi mới quyết định mua. Trong bọc đồ chị vừa mua phần nhiều là rau cùng 2 con cá rô, vài trứng vịt. “Mua nhiêu đây ngót ngét 30.000 đồng. Hỏi mấy chỗ mới thấy một chỗ bán rau muống rẻ hơn 1.000 đồng, tiết kiệm đồng nào hay đồng ấy. Chợ này bán rẻ chứ mấy chợ khác bán mắc lắm. Vì vậy, có khi tôi mua phải đồ không được tươi, nhưng thà có còn hơn không”, chị Lệ tâm sự.
Trong dãy trọ khá chật chội, nhiều chỗ xuống cấp nhưng phòng của gia đình chị Nguyễn Thị Loan, đến từ tỉnh Sóc Trăng khá sạch sẽ. Chị đang làm tại Công ty CP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, chồng chị hiện là phụ hồ cho một vài công trình dân dụng gần KCN. Theo chị Loan, hễ mà nghe tin công ty tăng lương, nâng bậc cho công nhân, hay vào cao điểm tăng ca là chủ nhà trọ lấy cớ tăng giá thuê phòng. Lúc mới vào tiền phòng chỉ 400.000 đồng/tháng, bây giờ đã lên 650.000 đồng/tháng. Vì vậy, sau khi trả tiền ăn, ở và gửi về nuôi con, rồi thêm đổ xăng xe máy thì hai vợ chồng chị chỉ có thể dành dụm được một ít tiền mỗi tháng.
Chị Loan than vãn: “Đã cố gắng tiết kiệm lắm rồi. Con tôi ở dưới quê nên việc học hành, ăn uống không tốn nhiều, mai mốt nó lên đây ở chung, không biết gánh nặng sẽ ra sao?”. Ông Hồ Thanh Triết, Chủ tịch UBND xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, trăn trở: Cuộc sống của công nhân còn rất khổ sở. Vào mỗi buổi chiều, khi tan ca về và đi chợ, họ chỉ dám mua quả trứng, mớ rau để ăn. Tiền điện, nước, thuê nhà, đi chợ đều tăng nên đã làm xáo trộn cuộc sống của công nhân rất nhiều.
Chất lượng cuộc sống hạn chế
Nhà chị Châu Thị Lệ cách chỗ làm không xa nên đỡ tốn thêm khoản chi phí thuê phòng trọ. Với mức lương khoảng 3,5-4 triệu đồng/tháng, thu nhập của chị được xếp vào tốp khá. Cùng mức thu nhập này, có người dành dụm mới đủ sống; số ít ngoài việc lo ăn ở, mỗi tháng cũng tích lũy được từ vài trăm đến cả triệu đồng. Tuy nhiên, chung quy lại, đời sống vật chất lẫn tinh thần của họ đều rất hạn chế. Nếu công nhân tại KCN Tân Phú Thạnh “hưởng thụ” cuộc sống tinh thần nhờ vào các dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh viên xung quanh, thì công nhân tại KCN Sông Hậu muốn vui chơi giải trí phải lên tận thành phố Cần Thơ.
Dù khoảng cách không xa, nhưng mức lương tối thiểu vùng của các đối tượng này so sánh với dịch vụ của thành phố trung tâm đồng bằng sông Cửu Long thật không tương xứng chút nào. Trên thực tế, việc hình thành các KCN trong tỉnh đã tạo ra số lượng công việc lớn và thu hút nhiều nhân công nhưng đa phần dịch vụ phúc lợi xã hội đi kèm như nhà trẻ, mẫu giáo, y tế hầu như chưa đáp ứng kịp. Riêng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống, vui chơi, giải trí có bước phát triển, song chưa thấm vào đâu so với số lượng công nhân hiện hữu. Theo Liên đoàn Lao động tỉnh, phần lớn các doanh nghiệp trong các KCN không hỗ trợ chỗ ở. Công nhân phải đi thuê phòng trọ bên ngoài. Hiện nay, tuy có một số doanh nghiệp ở các KCN của tỉnh như Công ty TNHH Lạc Tỷ 2, Công ty CP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, Công ty CP Thủy sản Cafatex giải quyết được một phần chỗ ở cho công nhân. Số còn lại đều phải thuê, mướn nhà trọ bên ngoài. Đó là chưa nói hầu hết công nhân sống và sinh hoạt trong những khu nhà trọ tạm bợ, thiếu thốn đủ thứ. Vì thế, nhiều chị em công nhân ngậm ngùi khi nói về con cái của mình buộc phải đưa con về quê cho ông, bà chăm sóc giúp, vì không có đủ tiền gửi con ở gần nơi làm việc.
Chật vật chuyện cơm, áo, gạo tiền khiến cuộc sống công nhân quanh quẩn ở công ty và phòng trọ. Thế nhưng, hiếm có phòng trọ nào có tivi, vì với họ đó như là nhu cầu xa xỉ, lãng phí khi mà giá điện sinh hoạt ở mức cao. Cho nên chủ yếu họ trang bị các vật dụng thực sự cần thiết để phục vụ nhu cầu cuộc sống thường ngày như nồi cơm điện, bếp gas mini, quạt gió. “Mang tiếng đi làm nhưng những công nhân nơi đây chỉ mong đủ ăn là mừng, hiếm hoi lắm mới có thể tiết kiệm được chút ít. Đơn cử như vợ chồng tôi, mỗi người nhận lương hơn 3 triệu đồng/tháng nên chỉ đủ tiền mua sữa và tiền thuê nhà trọ. Nếu xài thoải mái quá thì lấy tiền đâu để dành xây sửa nhà cửa rồi nuôi con nhỏ ở quê”, chị Nguyễn Thị Loan chia sẻ thêm.
Giải bài toán cải thiện đời sống công nhân đòi hỏi phải có nhiều thời gian, nhất là tỉnh mới phát triển công nghiệp như Hậu Giang. Tuy nhiên, để xây dựng và duy trì môi trường thu hút đầu tư lâu dài, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp thì vấn đề nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho công nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Toàn tỉnh hiện có 32.100 lao động đang làm việc tại 128 doanh nghiệp (có quy mô trên 50 lao động trở lên). Trong đó có hơn 15.870 lao động đang làm việc tại 50 doanh nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp. Theo Liên đoàn Lao động tỉnh, tiền lương bình quân của các lao động khu vực ngoài nhà nước khoảng 3,1 triệu đồng/tháng. Mức lương tối thiểu vùng từ đầu năm đến nay chỉ đáp ứng được 70-75% mức sống tối thiểu của người lao động. |
Bài, ảnh: ĐĂNG TÂM