100% đại biểu nhất trí thông qua Công ước về chống tra tấn
Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo,ểuquyếtthôngquaCôngướccủaLiênhợpquốcvềchốngtratấket qua nhat ban vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người đã được 100% đại biểu có mặt tại Hội trường sáng 28/11 nhấn nút thông qua.
Trước đó, trong Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người do Chủ nhiệm Uỷ Ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng nêu rõ: Về việc tổ chức thực hiện Công ước (Điều 4 dự thảo Nghị quyết), có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung “...Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”.
Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tiếp thu và thể hiện tại Điều 4 dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua.
UBTVQH cũng cho biết, đối với các ý kiến đóng góp cụ thể về kỹ thuật văn bản và bố cục dự thảo Nghị quyết, UBTVQH đã chỉ đạo Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu và thể hiện trong dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Công ước chống tra tấn.
Sẽ đưa ra kế hoạch thực hiện Công ước về quyền của người khuyết tật
Cũng trong sáng 28/11, 100% đại biểu có mặt tại Hội trường đã nhấn nút thông qua Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền của người khuyết tật.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền của người khuyết tật cho thấy, xung quanh ý kiến đại biểu quốc hội đề nghị cần rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để bảo đảm sự tương thích của Công ước với hệ thống phát luật Việt Nam.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đã chỉ đạo Ủy ban pháp luật, Ủy ban đối ngoại cùng các cơ quan hữu quan của Quốc hội, Chính phủ trao đổi thống nhất về các vấn đề cụ thể theo quy định của Công ước cần được lồng ghép, chỉnh lý vào các dự án Luật được Quốc hội khóa XIII xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 và các kỳ họp tiếp theo để nội luật hóa các quy định của Công ước, đồng thời thống nhất sử dụng thuật ngữ “khuyết tật” trong các văn bản pháp luật để phù hợp với khái niệm người khuyết tật quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Công ước.
Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị sau khi Công ước được phê chuẩn cần có kế hoạch sớm triển khai thực hiện Công ước.
UBTVQH đã tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và sẽ phối hợp cùng với Chính phủ xây dựng và đẩy nhanh lộ trình thực hiện Công ước với các yêu cầu, mục tiêu, chính sách cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Về ý kiến kỹ thuật văn bản, UBTVQH đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, các cơ quan hữu quan rà soát, bổ sung, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết theo các ý kiến của đại biểu và thể hiện như trong dự thảo Nghị quyết./.
Hồng Chi