【nhandinh bongda】Quản lý nợ công đảm bảo an toàn và bền vững

quan ly no cong dam bao an toan va ben vung

Việt Nam cần các khoản vay cho đầu tư phát triển (Ảnh: Minh họa)

Theảnlýnợcôngđảmbảoantoànvàbềnvữnhandinh bongdao Bộ Tài chính, tại thời điểm 31-12-2011, số dư nợ công bằng 54,9% GDP; dư nợ Chính phủ bằng 43,2% GDP. Ước tính đến cuối năm 2012, số dư nợ công bằng 55,4% GDP; dư nợ Chính phủ bằng 43,1% GDP.

Theo quy định của Luật Quản lý nợ công, phạm vi tính nợ công của VN gồm: Nợ của Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

Trên cơ sở rà soát các nguồn vốn giải ngân từ đầu năm, dự kiến các khoản sẽ giải ngân từ nay đến hết năm và kế hoạch trả nợ của cả năm 2012 tính đến cuối năm nay nợ công so với GDP của Việt Nam chỉ ở mức là 55,4%, Bộ Tài chính khẳng định.

Cụ thể hơn, trong báo cáo về tình hình nợ công mới đây trước Quốc hội, Chính phủ cho biết, trong cơ cấu nợ công, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm khoảng 78% (chủ yếu là phát hành trái phiếu Chính phủ và vay ODA). Các khoản vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu vay theo lãi suất rất ưu đãi (vay ODA), điển hình là khoản vay của WB có thời hạn 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm, khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm, các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1-2%/năm.

Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 7-2011, Việt Nam đã phải sử dụng một số khoản vay từ WB theo điều kiện áp dụng cho nhóm nước trung bình thấp với thời hạn vay, ân hạn ngắn hơn nhiều so với thời hạn vay trước đây và chịu mức lãi suất cao hơn.

Căn cứ quy định tại Chiến lược nợ công giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27-7-2012 của Thủ tướng Chính phủ, nợ công và nợ Chính phủ vẫn trong giới hạn an toàn (trần khống chế trong giai đoạn 2011-2020: dư nợ công không quá 65% GDP, dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP).

Việc một số chuyên gia tổ chức nước ngoài đưa ra chỉ số nợ công của Việt Nam có sự khác biệt so với con số của Bộ Tài chính công bố nguyên nhân chính có thể do phạm vi tính nợ công của các tổ chức này chuẩn khác Việt Nam và cũng có thể do sự khác biệt trong dự báo tốc độ tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, ngay cả với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng thế giới (WB) thì trong báo cáo đánh giá tháng 6 đầu năm 2012 cũng tính nợ công của Việt Nam chỉ ở mức là 48,3% GDP vào cuối năm 2012 và 48,2% GDP vào năm 2013.

Mục tiêu quản lý nợ công đảm bảo an toàn và bền vững được Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm. Ngoài việc đảm bảo quản lý nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công, Bộ Tài chính luôn đặt trọng tâm tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công.

Trong năm 2011 và từ đầu 2012 đến nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một số văn bản quan trọng về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ (vay nợ chính phủ); Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ; Thực hiện rà soát, sắp xếp lại các dự án đầu tư; cơ cấu lại chi NSNN và thực hiện tái cấu trúc đầu tư công gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn NSNN, nhất là các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay của Chính phủ, kể cả các dự án vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài có ràng buộc từ nhà tài trợ...

Để giảm bớt chi phí (lãi suất vay nợ) của Chính phủ cũng như doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, ký kết các thoả thuận hợp tác trao đổi với một số đối tác của Vương quốc Anh có kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ Việt Nam về xếp hạng tín nhiệm quốc gia; nghiên cứu, hoàn thiện và đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia...

Về nợ chính quyền địa phương, Bộ Tài chính cho biết: Các địa phương thực hiện huy động vốn đầu tư theo đúng quy định của Luật NSNN và Luật Quản lý nợ công. Chủ động đầu tư theo kế hoạch đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; bố trí vốn hoàn trả đúng cam kết, không để phát sinh nợ quá hạn; tập trung nguồn vốn đầu tư cho những công trình trọng điểm, cấp bách, có hiệu quả. Tổ chức theo dõi, tổng hợp kịp thời thông tin về thực trạng dư nợ, phân tích, dự báo và có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, không để phát sinh các nghĩa vụ nợ dự phòng.

Bộ Tài chính đã yêu cầu thống kê, báo cáo nợ đọng xây dựng cơ bản của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước, đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương và Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này trong cả nước.

Minh Anh