Ngành công nghiệp ô tô: Cần gắn vào chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu Công nghiệp ôtô: Cần chính sách thuế phù hợp |
Thời gian qua,ỡnútthắtchínhsáchchongànhcôngnghiệpôtôpháttriểket qua vdqg phan lan với mục tiêu phát triển công nghiệp ô tô trong nước giảm nhanh tỷ lệ nhập khẩu (NK) linh kiện và sản phẩm nguyên chiếc, Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô. Các bộ, ngành chức năng cũng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, sản xuất, kinh doanh sản xuất các sản phẩm cơ khí nói chung, phụ tùng linh kiện, ô tô nói riêng; sự nỗ lực của các DN trong việc đầu tư công nghệ, nguồn nhân lực.
Để ngành công nghiệp ô tô phát triển cần tháo gỡ các nút thắt về chính sách thuế, quy mô thị trường, nguyên vật liệu... |
Tuy nhiên, đến nay ngành công nghiệp ô tô và việc thực thi các chính sách khuyến khích hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Đáng kể, riêng với ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), các doanh nghiệp (DN) lĩnh vực hiện nay chủ yếu là DN nhỏ và vừa với quy mô và năng lực của DN còn nhỏ và yếu. Trong khoảng 1.800 DN sản xuất phụ tùng, linh kiện thì chỉ có khoảng 300 DN trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Hiện, tỷ lệ nội địa hóa ô tô Việt Nam đạt 7-10%, trong khi các nước trong khu vực đã đạt 65-70% nội địa hóa, Thái Lan đạt tới 80%.
Với quyết tâm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp ô tô, tiếp theo Nghị định 122 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định 125 năm 2017 quy định về ưu đãi thuế đối với linh kiện ô tô NK, ngày 25/5/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP về ưu đãi đối với nguyên liệu vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020- 2024.
Tại tọa đàm “Chính sách thuế và vai trò Hải quan thúc đẩy công nghiệp ô tô Việt Nam” mới đây, ông Lưu Mạnh Tưởng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan - cho biết, Nghị định 57/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2020, riêng Điều 7a có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020, không những đưa thuế NK linh kiện ô tô NK thuộc loại trong nước chưa sản xuất được về 0% mà còn đề ra yêu cầu sản lượng cực thấp ở 2 kỳ ưu đãi đầu tiên, mở đường cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển. Đây là yếu tố then chốt góp phần thúc đẩy ngành CNHT Việt Nam phát triển.
Bên cạnh đó, dưới tác động từ chính sách ưu đãi được quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP, Nghị định 125/2017/NĐ-CP và mới đây nhất là Nghị định 57/2020/NĐ-CP, nhiều DN có thêm cơ hội để mạnh dạn đầu tư các dự án dây chuyền sản xuất, lắp ráp hướng tới phát triển mạnh ngành CNHT ô tô tại Việt Nam.
Đánh giá từ Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô theo quy định tại Điều 7a Nghị định 125/2017/NĐ-CP đã có 13 DN đăng ký tham gia chương trình với số tiền thuế NK đã được hoàn (các kỳ xét ưu đãi thuế từ ngày 16/11/2017 đến 31/12/2019) là 9.557 tỷ đồng và số tiền thuế hoàn theo kỳ xét ưu đãi từ 1/1/2020 đến hết ngày 30/6/2020 là 2.854 tỷ đồng.
Ông Lương Đức Toàn - Phó Trưởng phòng Công nghiệp chế biến chế tạo, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - nhận định: nhờ những cơ chế hỗ trợ và nỗ lực bản thân, các DN sản xuất lắp ráp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trí đối với thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.
Tính đến hết năm 2019, cả nước có khoảng hơn 40 DN sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ. Nhiều hãng lớn trên thế giới đã có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Một số DN nội địa cũng đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu. Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Philippines…
Đặc biệt, theo ông Lương Đức Toàn, việc triển khai tích cực Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 về ưu đãi đối với nguyên liệu vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm CNHT, ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020-2024 sẽ là giải pháp mạnh mẽ thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển tới đây, song điều quan trọng là DN cần tận dụng được cơ hội đã được Chính phủ mở ra.
Còn theo bà Nguyễn Thu Trang, Phó Trưởng phòng Chính sách thuế xuất nhập khẩu, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình ưu đãi thuế NK linh kiện ô tô đã góp phần thúc đẩy sản xuất của các DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, tạo điều kiện để DN mở rộng đầu tư, tiếp tục phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với xe NK. “Tuy giảm thuế NK linh kiện nhưng lại góp phần tăng thu ở các sắc thuế nội địa. Cụ thể như theo số liệu báo cáo của các DN tham gia chương trình đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước năm 2018 ghi nhận tăng khoảng 7.300 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 tăng khoảng 4.000 tỷ đồng”- bà Trang thông tin.
Về phía ngành Hải quan, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng nêu rõ, việc giảm thuế thực hiện theo Nghị định 57 trước mắt có thể giảm số thu từ thuế NK nguyên liệu, linh kiện, vật tư nhưng sẽ góp phần thúc đẩy DN CNHT phát triển, từ đó tăng các khoản thu thuế nội địa khác như thuế thu nhập DN, thuế GTGT, góp phần tạo công ăn việc làm, đảm bảo an ninh xã hội, thu hút đầu tư đối với ngành CNHT, cải thiện cán cân thương mại, góp phần lan tỏa, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển theo. “Hiện ngành hải quan vẫn tích cực triển khai thực hiện các chính sách đã được ban hành và kiến nghị tháo gỡ khó khăn phát sinh nhằm đồng hành cùng ngành CNHT ô tô ngày càng phát triển theo đúng mục tiêu đề ra” - ông Lưu Mạnh Tưởng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô, còn phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển… Trong khi đó, giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực, tỷ lệ nội địa hoá lại thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình trong khu vực.
Vì vậy, ông Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng ban chính sách, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) - cho rằng, để có thể thúc đẩy ngành CNHT ô tô và ngành công nghiệp ô tô phát triển, cần khắc phục những điểm yếu về quy mô thị trường nhỏ, thiếu ngành công nghiệp nguyên vật liệu; nâng cao trình độ kĩ thuật sản xuất và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các nước. Theo đó, để làm được điều này, cần nhiều lực đẩy hơn nữa từ nhà nước để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo kịp các nước, rút ngắn quá trình cạnh tranh chi phí, thông qua việc hỗ trợ về thuế suất để giảm chi phí khấu hao.
Lãnh đạo ngành Hải quan cũng nhấn mạnh thêm, việc phát triển công nghiệp ô tô, ngoài chính sách thuế và phí, còn cần nhiều giải pháp đồng bộ khác như: Về hạ tầng giao thông, chính sách tín dụng, danh mục các sản phẩm CNHT ô tô, mức độ công nghệ, hàm lượng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, chi phí bản quyền, chất lượng, bảo vệ môi trường…
Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/10, cả nước NK 73.685 xe ô tô các loại với tổng kim ngạch đạt 1,6 tỷ USD và trị giá NK nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô đạt 2,86 tỷ USD. |