Dư địa từ cải thiện môi trường kinh doanh
Québec vốn không phải là địa điểm truyền thống của những cuộc gặp bàn về kinh doanh tại Canada,ệpViệsoi keo juventus nhưng hơn 100 doanh nghiệpCanada và Việt Nam không ngại điều đó để đến tham dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Canada vào ngày 8/6 theo giờ địa phương (tức ngày 9/6 theo giờ Hà Nội). Tọa đàm diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Canada của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Canada. Ảnh: TTXVN |
Thậm chí, ông Nguyễn Quế Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Quế hồi Việt Nam (Vina Samex), có trụ sở tại Gia Lâm, Hà Nội không ngần ngại đến từ sớm, một mình treo tấm quảng cáo giới thiệu sản phẩm đặc sản của miền Bắc Việt Nam ở nơi bắt mắt.
“Sản phẩm của chúng tôi đã có đủ các chứng chỉ để thỏa mãn yêu cầu khó tính nhất của khách hàng các thị trường. Lần này, tôi nhìn thấy cơ hội đến từ Canada, thị trường thế mạnh trong sản xuất dược liệu”, ông Quế Anh đặt kỳ vọng.
Cơ hội và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là cụm từ được nhắc tới nhiều từ các doanh nghiệp của hai thành viên tích cực thúc đẩy việc ký Hiệp định, tạo nên một khối kinh tếtự do thế hệ mới của 11 quốc gia có quy mô 13% GDP toàn cầu.
Vậy nên, khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tin rằng, trong môi trường kinh doanh, đầu tưthuận lợi của CPTPP sắp có hiệu lực, sẽ có sự bùng nổ làn sóng đầu tư mới của Canada vào Việt Nam, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân hai nước, tiếng vỗ tay hưởng ứng kéo dài. Đáng nói là, sự hưởng ứng này không chỉ vì niềm tin của riêng người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.
Trong bài phát biểu trước các doanh nghiệp Việt Nam và Canada, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành phần lớn thời gian nhắc tới những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua. Nhưng những kết quả rất tích cực, như các thứ hạng tăng dần trong các bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàngThế giới, xếp hạng năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới, hay Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đang ở mức 47/127 quốc gia... chưa phải là đích đến mà Thủ tướng và Chính phủ mong muốn.
“Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, vươn lên nhóm đầu trong ASEAN và hướng tới các tiêu chuẩn cao của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đồng thời thực thi nghiêm túc các cam kết về bảo vệ sở hữu trí tuệ, khuyến khích các ý tưởng đổi mới sáng tạo, ưu tiên đầu tư công nghệ cao, khởi nghiệpsáng tạo...”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thông điệp tới các doanh nghiệp hai nước.
Phải nói thêm, những khó khăn nổi rõ trong khả năng tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, từ những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp Việt Nam, nếu không có những thay đổi mang tính nền tảng từ cải cách thể chế cũng như tổ chức thực thi.
Trong nghiên cứu mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về những yếu tố cản đường doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA, 81,48% có nguyên do từ bất cập trong tổ chức thực thi của các cơ quan nhà nước, sau đó mới là năng lực cạnh tranh so với đối thủ và những khó khăn trong thực hiện các quy định liên quan đến quy tắc xuất xứ.
Vì vậy, có thể hiểu rằng, thông điệp trên của người đứng đầu không chỉ gửi tới doanh nghiệp, mà còn có thể coi như yêu cầu kiên quyết hơn nữa với bộ máy Chính phủ, khi nhiều tư lệnh ngành - những cơ quan đang chịu trách nhiệm thúc đẩy tính khả thi của các cam kết cùng có mặt tại Tọa đàm. Cũng có nghĩa là các cơ hội kinh doanh sẽ đi cùng với cơ chế thực thi thiết thực, hiệu quả.
Cơ hội hiện hữu
Là người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng có cái nhìn rất thực tế khi bàn tới cơ hội làm ăn giữa doanh nghiệp hai nước ngay tại Tọa đàm. Đó là dù quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa hai nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian qua dựa trên tính bổ trợ, bổ sung cao của 2 nền kinh tế, nhưng Canada mới có 168 dự án, hơn 5,1 tỷ USD tổng vốn đăng ký, đứng thứ 14/127 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương duy trì mức tăng trưởng ổn định trong những năm qua, đạt 3,5 tỷ USD năm 2017.
Rõ ràng, dư địa mở rộng các con số này còn rất lớn và đó là cơ hội đầu tư - kinh doanh mà các doanh nghiệp hai nước có thể khai thác. Hơn thế, quá trình tái cơ cấunền kinh tế, nhất là cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước đang mở ra cơ hội đầu tư, trở thành đối tác chiến lược cho các doanh nghiệp này với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư đến từ Canada thông qua nhiều hình thức như mua bán, sáp nhập, hợp tác công tư...
Cơ hội này còn phải được đặt trong mối quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Canada không chỉ giới hạn trong không gian hợp tác song phương, mà sẽ xây dựng những chuỗi giá trị mới để cùng vươn ra kết nối khu vực và thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng có nhiều lý do để nhắc tới mong muốn này, khi các doanh nghiệp có mặt tại Tọa đàm không chỉ là các doanh nghiệp hàng đầu hai nước trong các lĩnh vực giàu tiềm năng hợp tác như tài chính- ngân hàng, kinh doanh bất động sản, phát triển hạ tầng, dịch vụ - du lịch, y tế, công nghệ thông tin, giáo dục, năng lượng... Số lượng doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa của cả hai bên chiếm tỷ lệ khá lớn.
“Tôi tin cuộc gặp này sẽ đặt nền móng cho bước phát triển thực chất của các cơ hội đầu tư - kinh doanh của các doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Chia sẻ quan điểm này, ông Vincent Joli-Coeur, Phó chủ tịch Ngân hàng quốc gia Canada thậm chí còn kêu gọi các doanh nhânCanada hãy đến đầu tư tại Việt Nam. “Trong số các quốc gia mà chúng tôi hiện diện, Việt Nam đứng đầu về sự cởi mở trong thu hút đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cũng nhìn thấy nhiều cơ hội từ những cải thiện lớn của Việt Nam giai đoạn vừa qua, chúng tôi có thông tin và sẵn sàng chia sẻ”, ông Vincent Joli-Coeur nói.