88Point

ĐMCN luôn là "ước mơ" của DN để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. (Ảnh: Thùy Linh) trực tiếp bóng đá nữ úc hôm nay

【trực tiếp bóng đá nữ úc hôm nay】Không dễ đổi mới công nghệ

khong de doi moi cong nghe

ĐMCN luôn là "ước mơ" của DN để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. (Ảnh: Thùy Linh)

Dựa vào sức DN

“Không có chính sách hỗ trợ nào tự ‘gõ cửa’ tìm đến DN. Quỹ hạn chế nhưng lại có hàng nghìn DN cần và muốn nhận hỗ trợ. Bởi vậy,ôngdễđổimớicôngnghệtrực tiếp bóng đá nữ úc hôm nay để việc tiếp cận hỗ trợ dễ dàng, DN cần phải xác định sẵn hướng đổi mới cho mình, chứng minh được năng lực không chỉ về vốn mà còn về nhân lực cũng như khả năng quản trị khi ĐMCN.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, quá trình ĐMCN của DN Việt Nam đang diễn ra khá chậm. Dù rằng DN nhận thức sâu sắc được lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về DN nào biết ứng dụng và đầu tư công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nhưng đến nay việc nâng cao năng lực của DN vẫn còn khó khăn.

Khó khăn đầu tiên phải kể đến là vốn. Theo ông Triệu Tuấn Phong, Giám đốc Công ty xây dựng Hùng Mạnh, bất cứ một DN nào cũng mong muốn, khao khát có một dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại bởi đây là chìa khóa để nâng cao năng suất lao động và chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, vốn mà DN phải bỏ ra sẽ là một con số không hề nhỏ.

“Theo tính toán, với một DN xây dựng, nếu đầu tư những thiết bị hiện đại nhất như máy trộn bê tông, hệ thống trục, cẩu, dàn khoan hiện đại… số vốn phải bỏ ra sẽ vào khoảng 1 triệu USD. Vốn lưu động của công ty còn phải dùng cho việc mua sắm vật tư, chi trả nhân công... Nếu như dành ra một khoản tiền lớn như vậy để đầu tư công nghệ thì không biết bao giờ mới thu hồi lại được.

Một khó khăn khác bên cạnh thiếu vốn đó là bố trí nguồn nhân lực tiếp nhận công nghệ. Việc thay đổi trang thiết bị sẽ kéo theo thay đổi nhân sự cứng. Bà Trần Thị Thanh, Giám đốc Công ty Thương mại sản xuất Ngọc Hành (Vĩnh Phúc) đã từng bỏ ra gần 200.000 USD để đổi mới dây chuyền sản xuất thực phẩm đóng hộp theo công nghệ Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, cái giá mà bà Thanh phải bỏ ra ở khâu “hậu đổi mới” không chỉ dừng lại ở con số trên. Công ty này đã phải bỏ ra số tiền không nhỏ để thuê chuyên gia Đài Loan hướng dẫn và đào tạo nhân sự trong suốt 2 tháng vận hành thử. Công ty cũng phải tuyển thêm 3 kỹ sư cứng đứng máy ở những vị trí quan trọng. Không chỉ vậy, trong thời gian vận hành dây chuyền mới, công việc sản xuất kinh doanh cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. “Theo tính toán của chúng tôi, việc ĐMCN lần này tiêu tốn khoảng 5 tỷ đồng tiền vốn. Đây là con số không nhỏ đối với một DN nhỏ lẻ. Với công nghệ mới, chúng tôi cũng phải thay đổi bao bì mẫu mã sản phẩm, chạy chương trình truyền thông mới. Có lẽ để thu hồi lại số vốn ban đầu và thấy được rõ rệt hiệu quả kinh doanh thì phải chờ thêm 1-2 năm tới”, bà Thanh chia sẻ.

Dù rằng trước nhu cầu thực tế DN buộc phải đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên điều này phụ thuộc nhiều vào “sức khỏe” của DN. DN mạnh mới sẵn sàng đổi mới công nghệ. Trong khi đó theo ý kiến của nhiều DN, việc vay ngân hàng để đổi mới không phải dễ. DN phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ, ít rủi ro, cùng với đó là thủ tục rườm rà, phức tạp. Nếu DN không có thực lực mà chỉ đi vay thì không dễ để ĐMCN.

Phải chủ động

Nghị quyết 35 được nhiều chuyên gia đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ khi đặt ra mục tiêu Nhà nước phải xây dựng được chính sách đặc thù để hỗ trợ DN đổi mới sáng tạo. Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan như Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và các quỹ của khu vực tư nhân nhằm tăng cường nguồn vốn cho DN đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng, chương trình hỗ trợ DN ĐMCN khá thiết thực, song DN vẫn khó tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, lĩnh vực được hỗ trợ còn bó hẹp, điều kiện hỗ trợ khắt khe và một số chủ trương của Nhà nước vẫn còn vướng mắc khi triển khai vào thực tế.

Khi được hỏi về các các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho DN cũng như các quỹ ĐMCN của quốc gia hay của nước ngoài, phần lớn DN nhỏ đều trả lời không biết đến hoặc có biết nhưng “tự ti” cho rằng không thể tiếp cận được những chương trình này. Bà Trần Thị Thanh cho biết: “Tôi có xem Nghị quyết 35 và có biết về một số chương trình hỗ trợ của Chính phủ cho DN đầu tư đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, việc DN được hỗ trợ như thế nào, DN phải ‘gõ cửa’ cơ quan nào để nhận hỗ trợ thì chưa thấy nhắc đến. Chính sách luôn tốt đẹp, nhưng hiện thực thực thi có được như chính sách không lại là câu chuyện khác”.

Đồng tình với ý kiến của bà Thanh, đại diện một DN sản xuất thiết bị cơ khí nhận định rằng sự hỗ trợ của Nhà nước thường chỉ dành cho những DN lớn, DN vừa vốn có tiềm lực sẵn. Còn với DN nhỏ và siêu nhỏ, lấy gì để đảm bảo, chứng minh hay thế chấp khi yêu cầu được hỗ trợ. Vị này cũng cho rằng, tình trạng quan liêu trong quản lý cùng với cơ chế xin cho, đối xử với DN như đang ban phát chứ không phải phục vụ tại một số quỹ ĐMCN khiến chính sách của Nhà nước không đến được với DN hoặc DN phải mất nhiều công sức, thời gian mới đáp ứng được các điều kiện.

Trước thực tế này, ông Phan Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Quỹ ĐMCN Quốc gia cho rằng, các DN cần phải chủ động tìm kiếm sự đầu tư công nghệ từ các quỹ đầu tư vì tiềm lực tài chính và uy tín của quỹ tạo ra độ tin cậy cần thiết, để những nhà đầu tư nhỏ lẻ sẵn sàng bỏ vốn vào DN. “Không có chính sách hỗ trợ nào tự ‘gõ cửa’ tìm đến DN. Quỹ hạn chế nhưng lại có hàng nghìn DN cần và muốn nhận hỗ trợ. Bởi vậy, để việc tiếp cận hỗ trợ dễ dàng, DN cần phải xác định sẵn hướng đổi mới cho mình, chứng minh được năng lực không chỉ về vốn mà còn về nhân lực cũng như khả năng quản trị khi ĐMCN. Có như vậy, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, việc ĐMCN mới trở nên khả thi với những DN vừa và nhỏ”.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap