【kèo nhà cái cúp c2】Nâng cao vai trò tham mưu của Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Thông tư số 145/2013/TT-BTC có vị trí quan trọng đầu tiên trong hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DTQG; Ảnh: Phương Mai

Vị trí quan trọng hàng đầu

Bà Lê Thị Xuân cho biết,ângcaovaitròthammưucủaTổngcụcDựtrữNhànướkèo nhà cái cúp c2 ngày 7/1/2013 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 43/QĐ-BTC về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Dự trữ quốc gia, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Dự trữ quốc gia.

Cơ chế tài chính của DTQG vừa tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước, vừa phù hợp với tính chất, đặc điểm và nội dung hoạt động của DTQG. Trong đó, Thông tư số 145/2013/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành là một trong những văn bản có cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng cơ chế tài chính DTQG, chế độ kế toán DTQG có chất lượng cao, góp phần tăng cường sự quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động DTQG.

Bà Lê Thị Xuân

Mới đây, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 145/2013/TT-BTC hướng dẫn về kế hoạch dự trữ quốc gia (DTQG) và ngân sách nhà nước chi cho DTQG, thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 6/12/2013.

Nội dung của Thông tư cụ thể hóa những điều, khoản được giao trong Luật DTQG và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật DTQG thuộc trách nhiệm hướng dẫn của Bộ Tài chính, quy định vấn đề cốt lõi trong công tác quản lý, đó là công tác kế hoạch (DTQG) và ngân sách nhà nước chi cho DTQG được áp dụng thống nhất cho tất cả các bộ, ngành quản lý hàng DTQG.

Theo bà Lê Thị Xuân, Thông tư số 145/2013/TT-BTC có vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DTQG. Nội dung hướng dẫn của Thông tư này ảnh hưởng và chi phối phần lớn tới hoạt động DTQG như kế hoạch DTQG và những nghiệp vụ cơ bản về DTQG.

Trước hết, về kế hoạch DTQG quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý DTQG chuyên trách (Tổng cục DTNN), đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, đơn vị thực hiện, bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định của Luật DTQG và pháp luật có liên quan.

Về ngân sách nhà nước chi cho DTQG được quy định trong Thông tư là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng cơ chế tài chính DTQG, xây dựng chế độ kế toán DTQG và mối quan hệ tài chính của DTQG với Nhà nước, với các đơn vị trong ngành DTQG; nâng cao vai trò tham mưu của cơ quan DTQG chuyên trách (Tổng cục DTNN) để Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về DTQG.

Cơ chế tài chính tăng tính hiệu quả, thiết thực

Trao đổi với phóng viên về cơ chế tài chính áp dụng cho hoạt động DTQG, bà Lê Thị Xuân cho biết: Khác với loại hình kinh tế khác, DTQG là một ngành kinh tế đặc biệt, không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, không nhằm tạo ra lợi nhuận. Mục tiêu sử dụng DTQG nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu qủa thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh.

Ở nước ta, trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, cơ chế tài chính cũng được đổi mới để phù hợp với những thay đổi chung của nền kinh tế. Với đặc thù về bản chất, chức năng, mục tiêu của hoạt động DTQG, công tác tài chính ngành DTQG gặp không ít khó khăn để hoạt động vừa bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhưng vẫn phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế tài chính DTQG đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành, của quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho ngành DTQG thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao.

Đặc điểm của hoạt động DTQG có ảnh hưởng đến cơ chế tài chính và sự vận hành cơ chế tài chính. Đối với hoạt động DTQG không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ quản lý nhà nước về DTQG mà còn bao gồm toàn bộ hoạt động nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng DTQG, trong đó có những hàng hóa đặc biệt. Vấn đề đặt ra là phải có cơ chế tài chính thích hợp đối với hoạt động của bộ máy quản lý DTQG, cơ chế tài chính đối với mua, bán hàng DTQG, cơ chế tài chính đối với hoạt động nghiệp vụ DTQG như hoạt động nhập, xuất, cứu trợ, viện trợ, bảo quản, bảo vệ hàng DTQG… theo hướng DTQG có hiệu quả, thiết thực và trao quyền, trách nhiệm rộng hơn, cụ thể hơn cho các đơn vị dự trữ quốc gia./.

Hồng Sâm