【bdkq anh b】Quốc hội thảo luận 8 dự án luật
(HG) - Sáng ngày 10-1,ốchộithảoluậndựnluậbdkq anh b tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Dự tại điểm cầu Hậu Giang, có bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh.
Quang cảnh tại điểm cầu Hậu Giang.
Tại đây, hầu hết đại biểu nhất trí với tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và các ủy ban của Quốc hội về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật trên. Nội dung của dự thảo luật bảo đảm sự phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.
Về Luật Đầu tư công, đại biểu Chá A Của, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, nêu ý kiến, tại khoản 2, Điều 52, quy định về điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, Luật không quy định cụ thể về số lần và số năm được phép tiếp tục kéo dài thời gian bố trí vốn. Vì vậy, đề nghị có quy định cụ thể hơn về việc cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn đối với các dự án không đáp ứng thời hạn bố trí vốn.
Còn về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, cơ bản thống nhất với các điểm điều chỉnh, bổ sung. Tuy nhiên, tại Điều 55 dự thảo luật quy định cơ chế ủy thác thi hành án theo như quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 mới chỉ ủy thác cơ chế thi hành án cho toàn bộ vụ việc, chưa có cơ chế ủy thác xử lý tài sản. Điều này đã kéo dài thời gian xử lý án, chậm trễ quá trình thi hành án do trường hợp các đương sự có nhiều tài sản, phân tán nhiều nơi. Do đó, đại biểu Sang đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định làm rõ hơn nội dung về ủy thác thi hành án và ủy thác tài sản cho phù hợp, đảm bảo về quyền của đương sự.
Tham gia góp ý vào dự án Luật Doanh nghiệp, đại biểu Võ Mạnh Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, cho rằng, việc ban hành dự án luật này là hết sức cần thiết nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, đảm bảo phù hợp với thực tiễn hiện nay, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật…
- Chiều cùng ngày, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025. Dự và chủ trì tại điểm cầu Hậu Giang có bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh, cùng các vị đại biểu Quốc hội tỉnh.
Quang cảnh tại điểm cầu Hậu Giang.
Theo tờ trình của Chính phủ, trong giai đoạn 2021-2025 sẽ đầu tư 729km đường cao tốc trên các đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị), Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau, chia thành 12 dự án thành phần có thể vận hành khai thác độc lập (27km còn lại gồm: đoạn Hòa Liên - Túy Loan triển khai theo dự án riêng và cầu Cần Thơ 2 đầu tư sau 2025). Với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 146.990 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025, bố trí khoảng 119.666 tỉ đồng (chiếm 81,4%). Tại Nghị quyết số 29/2021 Quốc hội đã bố trí 47.169 tỉ đồng, phần còn thiếu (khoảng 72.497 tỉ đồng) Chính phủ kiến nghị cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đã bố trí cho ngành giao thông vận tải trong giai đoạn 2021-2025.
Về hình thức đầu tư, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu đầu tư dự án theo phương thức PPP. Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai các dự án trong thời gian qua cho thấy, việc đầu tư theo phương thức PPP còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, Chính phủ kiến nghị triển khai dự án theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn hành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước.
Thời gian chuẩn bị dự án là giai đoạn năm 2021-2022; giải phóng mặt bằng, tái định cư trong giai đoạn 2022-2023 với khoảng 5.480ha; khởi công năm 2023, áp dụng các công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2025. Theo Chính phủ, với tiến độ nêu trên, trường hợp không phát sinh các tình huống phức tạp đến cuối năm 2025 có thể thông xe kỹ thuật toàn bộ các dự án thành phần và đưa vào khai thác một số đoạn tuyến, các đoạn tuyến phức tạp về kỹ thuật (các công trình cầu lớn, hầm lớn, xử lý đất yếu…) sẽ hoàn thành đưa vào khai thác năm 2026.
Tham gia thảo luận, các đại biểu nhất trí cao việc triển khai Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Đa số các đại biểu nhận định, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có vai trò là trục huyết mạch, cần sớm hoàn thành để tạo động lực, sức lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, đây là dự án đặc biệt quan trọng của đất nước nên các đại biểu đề nghị cần phải rà soát kỹ lưỡng, bổ sung các giải pháp, quan tâm đến nguồn vật liệu để tránh tình trạng khan hiếm nguồn cung vật liệu tại 12 dự án thành phần; cần tính toán các phương án quy hoạch có liên quan và phạm vi, quy mô mặt cắt ngang; phương án thiết kế sơ bộ và lựa chọn công nghệ chính… Bên cạnh đó, đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, gắn trách nhiệm cho địa phương đi đôi với chế tài xử lý nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ, không kéo dài.
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải đã tham gia giải trình một số kiến nghị và vấn đề các đại biểu quan tâm trước khi Quốc hội cho ý kiến biểu quyết vào chiều ngày 11-1.
Đ.BẢO