Cảnh đổ nát sau các cuộc xung đột ở Syria.
Xung đột bắt đầu nổ ra hôm 1-1 khi liên minh Hayat Tahrir al-Sham (HTS),ầnngườithiệtmạngtrongcaacutecvụxungđộtởsoi kèo bibao có liên quan tới mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda và nhóm phiến quân Nureddine al-Zinki, đụng độ với một liên minh các nhóm nổi dậy ở tỉnh Aleppo.
Đến ngày 2-1, làn sóng xung đột đã lan sang tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của phe đối lập tại Syria.
Người đứng đầu SOHR Rami Abdel Rahman cho biết các cuộc giao tranh diễn ra ngày càng dữ dội và lan tới phía Bắc và Đông Nam tỉnh Idlib, khiến 48 người thiệt mạng.
Nureddine al-Zinki là lực lượng chính của Mặt trận Giải phóng quốc gia (NLF), vốn là một liên minh các lực lượng đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
HTS và các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan khác hiện kiểm soát hơn một nửa tỉnh Idlib, trong khi NLF kiểm soát phần còn lại. Giữa hai nhóm thường xuyên xảy ra đụng độ tranh giành địa phận.
Liên quan đến kế hoạch rút quân khỏi Syria, ngày 2-1, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quân đội nước này sẽ rút khỏi quốc gia Trung Đông này "sau một khoảng thời gian nhất định."
Mặc dù không nêu cụ thể, phát biểu trong một phiên họp nội các tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump khẳng định sau khi rút quân, Washington vẫn muốn bảo vệ các lực lượng người Kurd được Mỹ bảo trợ tại Syria.
Trước đó, ngày 23-12, Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố sẽ rút 2.000 binh sĩ Mỹ khỏi chiến trường Syria, một kế hoạch mà ông thừa nhận chưa từng thảo luận trong vòng 4 tháng qua, thậm chí trái ngược với lời khuyên của các cố vấn an ninh cấp cao.
Đây cũng là hành động được cho là dẫn đến quyết định từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis.
Trong khi đó, quan chức phụ trách chính sách nhập cư của Bộ Nội vụ Algeria, ông Hassen Kacimi cho biết nước này đã cấm các công dân Syria nhập cảnh từ biên giới phía Nam giáp với Mali và Niger.
Động thái này nhằm ngăn chặn thành viên của các nhóm nổi dậy bị đánh bại ở Syria xâm nhập lãnh thổ, tiềm ẩn những mối đe dọa về an ninh.
Theo ông Kacimi, những người Syria xin tị nạn tại Algeria theo con đường này đều bị nghi là phiến quân Hồi giáo và không được hoan nghênh.
Ông Kacimi nói: “Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã tiếp đón khoảng 50.000 người Syria vì lý do nhân đạo. Tuy nhiên, chúng tôi không thể chấp nhận thành viên các nhóm vũ trang chạy trốn khỏi Syria vì lý do an ninh.