La liga

【dự đóan bóng đá】Giáo viên mầm non đam mê đổi mới sáng tạo

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:BP - Ở lứa tuổi mầm non các cháu thường đư dự đóan bóng đá

BP - Ở lứa tuổi mầm non các cháu thường được giáo dục lồng ghép “học mà chơi,o vidự đóan bóng đá chơi mà học”. Chính vì thế, nhiều giáo viên mầm non ngoài đổi mới phương pháp dạy học còn tìm tòi, sáng tạo đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn từ những vật liệu phế thải nhằm phát triển tư duy, hứng thú trong học tập cho trẻ. Cô Phan Thị Linh, giáo viên Trường mầm non Minh Hưng, xã Minh Hưng (Chơn Thành) và cô Trần Thị Yến Anh, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Đào, phường Tân Thiện (Đồng Xoài) là 2 điển hình tiêu biểu trong sáng tạo nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Tạo sân chơi bổ ích cho trẻ

Dù lớn tuổi nhưng cô Phan Thị Linh (1953) vẫn sáng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ cho trẻ. Cô cho biết: Trẻ ngày nay rất thông minh, hiếu động, vì thế giáo viên phải nhạy bén, sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi chất lượng, an toàn, mới lạ, đa sắc màu để các cháu thỏa sức học tập vui chơi. Từ đó kích thích sự sáng tạo, khám phá của trẻ.

Cô Phan Thị Linh hướng dẫn các cháu tham gia trò chơi do mình tự làm

Từ những phế liệu trong sinh hoạt hằng ngày, cô Linh tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với chủ đề, chủ điểm của từng tháng, từng năm học, phục vụ mọi lứa tuổi như đi cà kheo, tầng hầm bí mật, bánh xe quay, kéo mo cau, xe đạp nước... Đặc biệt, các đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cô luôn đảm bảo an toàn, gần gũi cuộc sống và đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ. Ngoài ra, cô còn sáng tạo trong việc áp dụng các giải pháp “Tự thiết kế bàn quay kỳ diệu đựng các loại bút, kích thích cho trẻ trong hoạt động thẩm mỹ và học tập, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1” được ngành giáo dục tỉnh đánh giá cao. Với giải pháp này, đầu năm học trẻ đọc và cầm bút chì màu còn lúng túng, tô màu lem ra ngoài thì cuối năm phần lớn trẻ đã biết tô màu đẹp, khéo léo trong hoạt động. Hằng năm, lớp cô Linh phụ trách thu hút 100% trẻ tham gia các hoạt động và trò chơi vận động phát triển thể chất. Lớp lá 6 có 33 cháu, đầu năm học có 5 cháu béo phì thì cuối năm giảm còn 1; 3 cháu suy dinh dưỡng thì cuối năm giảm 100%.

Ngoài say mê sáng tạo, yêu trẻ hết lòng, cô Linh còn là Chủ tịch Công đoàn trường năng động, nhiệt tình. Những năm qua, cô đã góp phần không nhỏ đưa các phong trào thi đua của Trường mầm non Minh Hưng luôn đứng nhất, nhì huyện. Tâm huyết với nghề nên trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện, cô đều đạt giải. Cô là nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 2008-2013, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen 5 lần, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm học 2015-2016 và đang được đề nghị Bộ GD-ĐT tặng bằng khen dịp 20-11 năm nay.

Đổi mới sáng tạo trong dạy và học

Trường mầm non Hoa Đào thành lập đầu năm học 2014-2015 nhưng chỉ sau 1 năm học trường được công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, đạt chuẩn quốc gia; năm học 2016-2017 là lá cờ đầu của ngành giáo dục thị xã Đồng Xoài và dẫn đầu bậc học mầm non toàn tỉnh, được nhận cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh. Những thành quả đạt được của trường có sự đổi mới sáng tạo của cô Hiệu trưởng Trần Thị Yến Anh. Cô cho biết: “Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy và một số năm làm công tác quản lý, tôi thấy khi giáo viên tổ chức tiết dạy hoặc các hoạt động vui chơi cho trẻ còn sử dụng đồ dùng đơn điệu, nghèo nàn nên kết quả tiết dạy còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi ít, không đủ cho các cháu vui chơi, nhất là khi tổ chức các hoạt động vui chơi hoặc trò chơi luyện tập kỹ năng do không đủ nên xảy ra tình trạng tranh giành, gây lộn xộn trong lớp. Ở phần thực hành nếu không đủ đồ dùng thì không đáp ứng chủ đề cho trẻ hoạt động. Mặt khác, do trường mới thành lập nên đồ dùng, đồ chơi cho các lớp còn thiếu nhiều so với nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ. Vì thế, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để có đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, đáp ứng nhu cầu dạy và học của trường”.

Cô Trần Thị Yến Anh giới thiệu về phương pháp làm đu quay tự tạo

Từ những nguyên vật liệu phế thải trong sinh hoạt hằng ngày, qua bàn tay khéo léo của cô Yến Anh đã biến thành những đồ dùng, đồ chơi đẹp, ấn tượng để phục vụ giảng dạy và vui chơi của trẻ. Cô Yến Anh cho biết, so với đồ chơi được làm sẵn trên thị trường thì đồ chơi tự làm không bằng, nhưng luôn phong phú, đa dạng sắc màu, gần gũi, thân thiện với cuộc sống, nhất là giảm được nhiều chi phí. Đây cũng là giải pháp tích cực xử lý phế liệu, mang lại lợi ích cho con người và môi trường sống. Hiện nay, 20 giáo viên của trường đều biết áp dụng và làm ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đảm bảo cho các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. Trong 2 năm học 2015-2016 và 2016-2017, trường đều tổ chức thi đồ dùng tự làm cấp trường, đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đội ngũ giáo viên.

Với những cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, ngày 18-10-2017, cô Yến Anh là gương điển hình về đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016-2017 được Bộ GD-ĐT tuyên dương. Năm học này, cô còn được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và đề nghị Bộ GD-ĐT tặng bằng khen dịp 20-11 năm nay.

V. Thuyên

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap