【bảng xếp hạng atalanta gặp udinese】Bộ KH&CN tăng cường ngăn chặn, xử lý hoạt động kinh doanh sâm Ngọc Linh giả
Nhiều vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn chất lượng
Mới đây,ộKHCNtăngcườngngănchặnxửlýhoạtđộngkinhdoanhsâmNgọcLinhgiảbảng xếp hạng atalanta gặp udinese Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã thông báo kết quả khảo sát một số địa điểm kinh doanh sâm và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh tại Đà Nẵng; vùng ươm tạo, trồng sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Sâm Núi Ngọc Linh là loài cây đặc hữu quý hiếm, có giá trị cao, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là sản phẩm Quốc gia. Hiện các hộ đồng bào vùng núi Ngọc Linh và các tổ chức, cá nhân đang đẩy mạnh việc gây trồng nhưng sản lượng sâm vẫn còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu.
Giá hạt giống, củ, thân lá Sâm Núi Ngọc Linh liên tục tăng cao nên đã xảy ra tình trạng buôn bán sâm và các chế phẩm giả, chế phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của loại sâm quý này.
Phó chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Như Quỳnh cho biết, các hành vi vi phạm rất khác nhau có thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc tiêu chuẩn chất lượng. Về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: các tổ chức, cá nhân sử dụng biển hiệu “Sâm Ngọc Linh”, tên doanh nghiệp, tên thương mại có chứa cụm từ “Sâm Ngọc Linh” mà không được phép của UBND các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum; bán sâm Ngọc Linh giả và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh giả tại các cửa hàng, hoặc trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội, mua bán công khai hoặc giao nhận tận tay, cất giấu tại nơi ở…
Phó Chánh thanh tra Nguyễn Như Quỳnh cho hay, chỉ có hai xã Măng Ri, Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông) và xã Trà Linh (huyện Nam Trà My), thuộc vùng chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, một số xã lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự cũng đang trồng loại sâm này. Theo các địa phương, sẽ không hợp lý nếu coi các sản phẩm của những xã này là giả mạo chỉ dẫn địa lý.
Việc phát hiện và xử lý sâm giả gặp nhiều khó khăn còn một phần do bộ công cụ quản lý, kiểm soát sâm Ngọc Linh chưa hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ của các ngành còn chồng chéo; việc quản lý, kiểm soát các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh chưa triệt để; hay nhận thức của cộng đồng về sâm Ngọc Linh chưa đầy đủ...
“Việc kiểm định chất lượng sâm đặc biệt khó khăn trong trường hợp số lượng sản phẩm vi phạm lớn (không thể lấy mẫu 01 sản phẩm để kết luận toàn bộ kho hàng là sâm Ngọc Linh giả). Trong thực tế, việc xác định, phân biệt sâm Ngọc Linh thật – giả hoàn toàn dựa vào cảm nhận chủ quan, kinh nghiệm thực tiễn của người dân và một số cán bộ, chuyên gia có kinh nghiệm. Việc kiểm định chất lượng đặc biệt khó khăn đối với những vi phạm tinh vi (như một củ sâm Ngọc Linh được bán có nhiều phần được gắn vào nhau, trong đó có một phần sâm thật, một phần sâm giả)” - Phó Chánh thanh tra Nguyễn Như Quỳnh chia sẻ.
Đồng thời, Phó Chánh thanh tra Nguyễn Như Quỳnh cũng cho rằng quy định về chức năng, nhiệm vụ của các ngành còn chồng chéo, chưa phận định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong các khâu: truy xuất nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh chưa được triệt để.