Học sinh lớp 10 sẽ được chọn môn học tự chọn từ năm học 2022-2023
Chọn các môn học phù hợp với năng lực
Các trường THPT đang triển khai xây dựng chương trình giảng dạy lớp 10 năm học 2022-2023 với điểm mới là học sinh được lựa chọn môn học.
Ở chương trình mới,ânnhắckhichọntổhợpmônhọclựachọket qua bong da ac milan học sinh học tất cả 12 môn; trong đó, 7 môn và hoạt động bắt buộc gồm: Ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương. 5 môn học khác sẽ được lựa chọn từ ba nhóm (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn). Ngoài ra, sẽ có những học phần chuyên đề.
Chị Nguyễn Thị Hương, phụ huynh có con năm nay lên lớp 10 phấn khởi khi biết con sẽ được tự chọn môn học phù hợp với năng lực. “Được lựa chọn các môn học ngay từ lớp 10 sẽ giúp các em tập trung vào những môn học theo đúng sở thích, loại trừ bớt những môn học, nhóm nghề mà các em không có khả năng theo đuổi. Con tôi sẽ thi khối khoa học xã hội nên gia đình muốn giảm tải những môn học không phục vụ cho định hướng tương lai của cháu”, chị Hương cho biết.
Trong khi đó, chị Đặng Ngọc Hân, đang phân vân giữa việc con sẽ chọn nhóm môn khoa học xã hội và nhóm môn công nghệ, nghệ thuật. Theo chị Ngân, việc chọn tổ hợp môn tự chọn phải dựa vào khả năng học của các em. Con chị có thể theo học nghề có liên quan đến công nghệ thông tin nên tôi lại phải chọn nhóm môn công nghệ và nghệ thuật. Tuy nhiên, môn này khá mới mẻ, chị chưa có nhiều thông tin để tìm hiểu.
Học sinh thi vào lớp 10 các trường công lập năm học 2022-2023
Không phải học sinh nào cũng biết được sở trường của mình để chọn môn học hợp lý. Em Võ Hồng Hải vừa trúng tuyển vào Trường THPT Nguyễn Trường Tộ cho biết: “Em không thật sự giỏi môn nào, nên chưa biết sẽ chọn 5 môn tự chọn thiên về nhóm môn nào. Bố mẹ động viên em chọn theo nhóm môn thuộc khoa học tự nhiên, vì cơ hội tuyển sinh đại học theo tổ hợp môn sẽ nhiều hơn”.
Trước ý kiến băn khoăn về việc học sinh chọn lại tổ hợp sau mỗi năm học, lãnh đạo Sở GD&ĐT cho rằng: Việc thay đổi lựa chọn, cũng tương tự như việc học sinh xin chuyển trường đến trường mới không có tổ hợp môn đã học ở trường cũ là một thực tế. Tuy nhiên, nếu học hết lớp 10 mà học sinh muốn đổi hẳn sang định hướng khác (chẳng hạn từ định hướng khoa học xã hội sang khoa học tự nhiên) là vô cùng khó khăn, vì khi đó học sinh phải học lại hầu hết các môn học lựa chọn ở lớp 10, mà trong khoảng thời gian hè khó có thể hoàn thành. Từ đó, nhiều phụ huynh cho rằng, cần đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò tư vấn, định hướng của các trường THPT, phụ huynh học sinh để các em hiểu rõ ý nghĩa của việc chọn tổ hợp, chứ không phải chọn học từng môn theo sở thích.
Ưu tiên nguyện vọng học sinh
Theo khảo sát của chúng tôi, gần như phụ huynh đều hướng việc chọn các môn tự chọn dựa theo tổ hợp môn xét tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh băn khoăn, liệu học sinh có được sắp xếp lớp theo đúng nguyện vọng đã đăng ký hay không? Có trường số học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn khoa học tự nhiên khá cao, nên liệu có xảy ra tình trạng học sinh được vận động vào những tổ hợp có sẵn?
Theo thầy giáo Nguyễn Ngọc Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Đặng Trần Côn, trường sẽ tổ chức tìm hiểu nguyện vọng của học sinh. Việc này cần có sự phối hợp của gia đình để định hướng cho các em lựa chọn tổ hợp phù hợp. Cần hiểu tường minh là, tư vấn, hỗ trợ học sinh không có nghĩa là ép học trò làm theo sự sắp đặt của nhà trường hoặc theo ý kiến chủ quan nào.
Hiệu trưởng một số trường cũng nêu ra những khó khăn, mỗi khi “trao quyền” cho học sinh lựa chọn môn học, có thể xảy ra tình trạng có môn học được học sinh lựa chọn quá nhiều dẫn đến không đủ giáo viên để giảng dạy, ngược lại có môn học sinh ít lựa chọn lại có nguy cơ thừa giáo viên. Theo ông Lê Triều Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Hội, phương án dạy liên trường cũng sẽ được tính đến. Giáo viên trong vùng cũng có thể luân phiên dạy các môn học ở các trường THPT trên địa bàn tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên khi số thí sinh đăng ký các môn học đó quá đông hoặc quá ít.
Theo Giám đốc Sở GD &ĐT - ông Nguyễn Tân, phương án bố trí giáo viên, hình thành nhóm trên cơ sở thực tế của trường và nguyện vọng của học sinh. Các trường phải chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong điều kiện tốt nhất có thể để đáp ứng nguyện vọng của các em. Vấn đề học sinh chọn các môn, nhà trường chủ động dạy học phù hợp với những ngành học của địa phương. Các trường phải chủ động tính toán sao cho hợp lý, chẳng hạn, có những vùng các em thích học các môn tự nhiên nhưng cũng có vùng các em lại thích học môn xã hội.
Sở GD&ĐT cũng đã tính toán đến việc xây dựng kế hoạch, bố trí, điều động giáo viên bảo đảm cân đối, hợp lý giữa các trường. Sẽ có lộ trình tuyển dụng, tránh trường hợp tinh giảm với những bộ môn thừa giáo viên mà lại tuyển ồ ạt những bộ môn thiếu sẽ dẫn đến thừa thiếu cục bộ.
Bài, ảnh: Thu Huế