【kết quả kawasaki frontale】Hai trụ cột hiện đại hóa hải quan: Thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia

Quyết tâm thông quan tự động đúng lộ trình Hệ thống VNACCS/VCIS do Chính phủ Nhật Bản tài trợ,ụcộthiệnđạihóahảiquanThôngquantựđộngvàCơchếmộtcửaquốkết quả kawasaki frontale đã chính thức vận hành từ 1/4/2014 là bước đột phá quan trọng của ngành Hải quan trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Hiện nay toàn ngành Hải quan đặt quyết tâm rất cao trong toàn hệ thống, tăng tốc vận hành tốt VNACCS/VCIS. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (giữa) tại lễ khai trương kết nối kỹ thuật giai đoạn 1 Cơ chế một cửa quốc gia. Ảnh: Hải Anh Với sự vào cuộc quyết liệt, khẩn trương của toàn hệ thống đến thời điểm cuối tháng 3/2014, ngành Hải quan đã chuẩn bị nhân lực, vật lực, phổ biến, đào tạo quy trình và thủ tục thực hiện VNCCS/VCIS trong toàn ngành và cộng đồng DN. Tại thời điểm cuối tháng 3/2014, toàn ngành Hải quan đã nhận được sự hưởng ứng đăng ký tham gia VNACCS/VCIS của hàng chục ngàn DN XNK, trong đó có gần 4.000 DN XNK lớn (chiếm tỷ lệ 80% tờ khai). Hiện nay, các cục hải quan tỉnh, thành phố chung tay với cộng đồng DN triển khai VNACCS/VCIS đúng theo lộ trình đặt ra của Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu vào tháng 6/2014, VNACCS/VCIS sẽ được “phủ sóng” tại 34 cục hải quan tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Lộ trình cụ thể: Bước 1: VNACCS/VCIS sẽ được áp dụng từ 1/4 đến 7/4/2014, tại Chi cục hải quan Bắc Hà Nội (Cục Hải quan Hà Nội) và Chi cục hải quan cảng I (Cục Hải quan Hải Phòng). Các chi cục hải quan trực thuộc Hải quan Hà Nội và Hải quan Hải Phòng được mở rộng triển khai đồng loạt ngay trong tháng 4/2014. Bước 2: Các Cục hải quan Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi sẽ triển khai VNACCS/VCIS, ngay sau thời gian thí điểm tại Hải quan Hà Nội và Hải quan Hải Phòng. Bước 3: Các cục hải quan còn lại sẽ triển khai VNACCS/VCIS trong tháng 5/2014. Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh triển khai VNACCS/VCIS tại chi cục hải quan đầu tiên từ 15/5; các chi cục còn lại lần lượt triển khai trong cuối tháng 5 và tháng 6/2014. So sánh với thủ tục hải quan điện tử (HQĐT) đang áp dụng, có thể thấy ngay lợi ích của VNACCS/VCIS. Nếu như HQĐT thời gian hồi đáp từ cơ quan hải quan mất khoảng 5-15 phút, nay thời gian này chỉ tính vài giây. Thuận lợi nữa là DN không phải xuất trình bản khai gốc, khi có xác nhận trên hệ thống VNACCS/VCIS luồng xanh là được thông quan hàng hóa ngay. Áp dụng VNACCS/VCIS đòi hỏi DN phải chuẩn hóa trong khai báo dữ kiện hàng hóa XNK, trong thời gian đầu không trách khỏi bỡ ngỡ. Tuy nhiên khi đã làm quen với hệ thống VNACCS/VCIS chắc chắn hoạt động XNK của DN sẽ thuận lợi hơn, giảm thiểu tối đa về thời gian, chi phí cho thủ tục hành chính. Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN Mục tiêu của Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia là hướng tới thương mại phi giấy tờ và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tạo thuận lợi trong hoạt động đầu tư. Nhiều quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam đang đẩy nhanh hiện thực hóa mục tiêu này. Cuối tháng 2/2014, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã khai trương kết nối kỹ thuật giai đoạn 1 Cơ chế một cửa quốc gia giữa 3 Bộ: Tài chính (Tổng cục Hải quan), Công Thương và Giao thông Vận Tải. Tại lễ khai trương kết nối kỹ thuật Cơ chế một cửa quốc gia, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng đã khẳng định: “Kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, tiến tới kết nối một cửa ASEAN (dự kiến vào năm 2015) là nhu cầu nội tại của Việt Nam với mục tiêu cải cách hành chính, tạo thuận lợi thương mại, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Việc thực hiện kết nối cơ chế một cửa không chỉ đáp ứng ý nghĩa cam kết, nhiệm vụ quốc tế mà còn xuất phát từ lợi ích thúc đẩy thương mại, hợp tác kinh tế của nước nhà…” Trong giai đoạn triển khai thí điểm giai đoạn 1, 3 Bộ đã lựa chọn 18 thủ tục hành chính để tham gia kết nối (Bộ Tài chính 10 thủ tục, Bộ Công thương 5 thủ tục, Bộ Giao thông Vận tải 3 thủ tục); đồng thời thực hiện song hành giai đoạn 2 với 3 Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường với số lượng kết nối lên tới 43 thủ tục hành chính. Nhiệm vụ của ngành Hải quan là thực hiện các kết nối giữa các bộ, ngành liên quan trong việc triển khai và thực hiện cải cách hành chính, ra quyết định một lần khi thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của DN./.

Hải Anh