【lịch thi đấu c2 châu âu】Nuôi vịt biển thích ứng biến đổi khí hậu

Báo Cà Mau(CMO) Tháng 7/2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển triển khai mô hình nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển. Qua gần 8 tháng nuôi thử nghiệm, mô hình đạt hiệu quả cao, giúp người dân vùng ven biển tăng thu nhập.

Tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, chương trình đã hỗ trợ 1.300 con vịt giống cho 13 hộ dân. Mỗi hộ được hỗ trợ 100 con vịt giống, 30% thức ăn ban đầu và thuốc thú y, vắc-xin phòng bệnh; tổng kinh phí hỗ trợ hơn 78 triệu đồng.

Mô hình nuôi vịt biển mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình ông Mai Văn Phương.

Trong quá trình thực hiện mô hình, nhiều hộ dân được nhận hỗ trợ cho biết, vịt biển ít dịch bệnh so với nuôi vịt vùng nước lợ, nước ngọt và phù hợp với điều kiện kinh tế, tập quán chăn nuôi vịt của hộ nông dân tại các vùng mặn, ven biển. Việc thực hiện mô hình đã góp phần nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, giải quyết lao động nhàn rỗi của người dân ở nông thôn. Đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, giúp bà con tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Theo đó, từ 100 con vịt giống được hỗ trợ, đến nay mỗi hộ đã triển khai nuôi được lứa thứ 3. Hiện tại, mỗi con vịt biển của các hộ nuôi đều có trọng lượng trung bình trên 2,5 kg/con, tỷ lệ đẻ trứng đạt trên 80%, tỷ lệ nuôi sống khi xuất chuồng toàn đàn đạt 98%. Vịt từ 1 tháng 20 ngày tuổi từ 2,4-2,6 kg/con, nuôi trong vòng 2,5 tháng trọng lượng vịt trung bình từ 2,8-3,1 kg/con, thấp nhất 2,6 kg/con. Điều này cho thấy nông dân đã áp dụng đúng quy trình từ khâu chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn…

Ông Mai Văn Phương, Khóm 3, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Sau hơn 2 tháng nuôi, trừ các khoản chi phí, mỗi hộ nuôi vịt biển thu lãi từ 4-5 triệu đồng. Gia đình tôi tốn gần 9 triệu đồng để nuôi 100 con vịt biển. Nguồn thức ăn cho vịt chủ yếu là lúa, cám. Thời điểm này, lúa có giá 7.000 đồng/kg, khoảng 50 kg lúa thì đàn vịt ăn trong 3 ngày. Dự kiến, khoảng hơn 1 tháng nữa gia đình tôi sẽ xuất bán 96 con vịt thương phẩm. Với giá thị trường hiện nay 55.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tôi thu lãi khoảng 5 triệu đồng”.

Ông Đỗ Quang Thọ, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, thông tin: “Giống vịt biển đạt chất lượng tốt, tăng trọng nhanh, đồng đều, cho năng suất cao thích nghi phát triển tốt tại nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là các vùng thường xuyên nhiễm mặn. So với nuôi vịt truyền thống trước đây vẫn tốt hơn, ít hao hụt đầu con, dù có rớt giá không đến mức lỗ".

Lợi thế của vịt biển là giống vịt có thể nuôi thịt hoặc nuôi đẻ trứng. Một ưu điểm khác là vịt có thể sống trong vùng nước mặn, uống được nước mặn từ 8-10‰.

Với đặc tính dễ nuôi, thích nghi tốt với vùng mặn, vịt biển là đối tượng nuôi hứa hẹn sẽ mạng lại thu nhập cao cho bà con vùng ven biến nói riêng và bà con chăn nuôi trong toàn tỉnh nói chung trong thời gian tới.

"Tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế, chẳng hạn như giá thức ăn tăng cao, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, giá thấp nên lợi nhuận chưa cao, nguồn con giống không có sẵn tại địa phương nên nông dân khó liên hệ mua con giống để nuôi tiếp. Các ngành cần quan tâm và chính sách ưu đãi đối với những hộ chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học như hỗ trợ giống, kỹ thuật, vay vốn, tìm nguồn bao tiêu sản phẩm", ông Thọ trăn trở.

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Rạch Gốc Nguyễn Minh Dẽn cho biết: “Đa số các hộ nuôi đã áp dụng đúng quy định chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, từng bước cải thiện năng suất hơn so với việc chăn nuôi vịt truyền thống. Bên cạnh đó, tránh được tình trạng mua vịt không có nguồn gốc rõ ràng. Địa phương định hướng hỗ trợ thêm và nhân rộng mô hình nuôi vịt biển cho bà con nông dân để phát triển kinh tế”.

Việt Mỹ