【tây ban nha vs brazil】Thủ tướng dự Hội nghị thúc đẩy phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL

Thu tuong du Hoi nghi thuc day phat trien nong nghiep vung DBSCL hinh anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sáng 6/3,ủtướngdựHộinghịthúcđẩypháttriểnnôngnghiệpvùngĐtây ban nha vs brazil tại tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhdự, chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, với chủ đề “Khát vọng nông nghiệp Đất Chín Rồng xanh-sinh thái-bền vững,” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban Nhân dân tỉnh của 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp tổ chức.

Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Báo cáo tại Hội nghị cho biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 39.700km2 chiếm 12,2 % diện tích cả nước, có dân số khoảng 18 triệu người, chiếm 19% dân số cả nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của cả nước.

Thời gian qua, nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế; đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản.

Năm 2021, giá trị gia tăng tổng sản phẩm ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,6%, chiếm 32,2% giá trị gia tăng tổng sản phẩm trên địa bàn toàn vùng và chiếm 31,3% giá trị gia tăng tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về sản lượng gạo, tôm nước lợ, cá tra và trái cây, với 24,5 triệu tấn thóc (chiếm 55,4% cả nước), 0,78 triệu tấn tôm (chiếm 83,5%), 1,47 triệu tấn cá tra (chiếm 98%) và 4,3 triệu tấn trái cây (chiếm 60%).

Phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới được chú trọng và đạt nhiều kết quả cao; đời sống người dân nông thôn được nâng cao, điều kiện sinh hoạt được cải thiện một bước đáng kể. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật; đến hết năm 2021 có 69,6% số xã đạt chuẩn, bình quân 16,9 tiêu chí/xã, có 37 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có 2 địa phương là thành phố Cần Thơ và tỉnh Bạc Liêu đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đổi mới bộ mặt nông thôn. Thời gian qua, đã đầu tư đồng bộ hệ thống kênh với 15.000km kênh trục và kênh cấp 1, 77.000km kênh cấp 2 và cấp 3. Đã hình thành các hệ thống công trình thủy lợi và hệ thống đê bao, hạ tầng cấp nước, hạ tầng cảng cá khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Tính đến nay, tỷ lệ số xã toàn vùng đạt tiêu chí về hạ tầng giao thông nông thôn là 78% (gần bằng tỷ lệ này của cả nước - 79%).

Cùng với hệ thống hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai, cấp nước sinh hoạt, hệ thống cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cũng được đầu tư nâng cấp như Khu neo đậu tránh trú Rạch Gốc (Cà Mau), Hòn Tre (Kiên Giang), Kinh Ba (Sóc Trăng), Cung Hầu (Trà Vinh), Bình Đại (Bến Tre), Cửa sông Soài Rạp (Tiền Giang)...; các cảng cá, bến cá Tắc Cậu, Bình Đại, Gành Hào, Trần Đề… Các hệ thống cơ sở hạ tầng trên đã góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng lúc chịu nhiều khó khăn, thách thức, tác động lớn như với nền đất thấp, đối diện với 2 mặt biển cả phía Đông và Tây, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng hứng chịu nặng nề nhất tác động biến đổi khí hậu.

Phía thượng nguồn sông Mekong do các hoạt động kinh tế sử dụng nguồn nước, như thủy điện, chuyển nước khỏi lưu vực hệ thống, suy giảm nhanh diện tích rừng, thảm thực bì, làm thay đổi căn bản quy luật dòng chảy khi vào đến địa phận Việt Nam. Những điểm bất hợp lý trong sự phát triển kinh tế nội tại, như thâm canh lúa 3 vụ, khai thác tài nguyên cát sỏi, nguồn nước ngầm, xây dựng hạ tầng, nhà ở ven sông cùng với các hoạt động kinh tế khác gây nên tổn thương lớn đến vùng châu thổ và sự phát triển bền vững. Sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe và chất lượng, an toàn thực phẩm.

Thu tuong du Hoi nghi thuc day phat trien nong nghiep vung DBSCL hinh anh 2

Nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa Đông Xuân. (Ảnh: TTXVN)

Những hạn chế, yếu kém nội tại của nền sản xuất nhỏ, thiếu liên kết chậm được khắc phục, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém, thiếu hạ tầng logistics phục vụ kinh tế nông nghiệp, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế là thách thức lớn để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi biến động thị trường khó lường, nhất là thị trường quốc tế, các tiêu chuẩn kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt hơn. Tư duy manh mún, mùa vụ của một bộ phận nông dân là một thách thức lớn cho mục tiêu liên kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản...

Theo mục tiêu phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025 đạt tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt trên 3%/năm. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2018. Lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 30% tổng số lao động. Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp trên 30%. Tỷ lệ sản lượng sản phẩm trồng trọt, thủy sản nuôi trồng được cấp chứng nhận sản xuất bền vững trên 20%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch 50%. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn là 75%; Giảm cường độ phát thải khí nhà kính theo các cam kết...

Để đạt mục tiêu trên, Đồng bằng sông Cửu Long phải tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệpvà nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long; các Nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và hệ thống cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Trong đó tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch và các đề án lớn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và các hợp tác xã. Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công cho phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, điều phối các hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mang tính liên vùng. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của Vùng...

Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố và các hiệp hội doanh nghiệp đã phát biểu, thảo luận làm rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, đề xuất của nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện để phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhanh và bền vững./.