【bảng xếp hạng mexico liga】Tình nguyện viên chống dịch Covid

Đợt dịch thứ 4 bùng phát tại TP.HCM từ tháng 5/2021. Chợ Bình Điền (quận 8) là một trong những ổ dịch phức tạp vì là chợ đầu mối lớn,ìnhnguyệnviênchốngdịbảng xếp hạng mexico liga mỗi ngày có hàng ngàn người đến giao thương. Yêu cầu truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm rất lớn. Nhiều bệnh viện, cơ sở y tế đã điều động nhân lực hỗ trợ nhưng vẫn khó lòng đáp ứng.

Thời điểm đó, các sinh viên y khoa đã tình nguyện chống dịch ở nhiều quận, huyện. Tại quận 8, một số tình nguyện viên được ký hợp đồng thỏa thuận làm việc với với Trung tâm Y tế quận 8, do Giám đốc Trần Hưng Phong đại diện (hiện nay ông Phong đã chuyển công tác).

{ keywords}
Tình nguyện viên lấy mẫu xét nghiệm tại chợ Bình Điền tháng 6/2021. Ảnh: NVCC

Với sinh viên L.N, sinh năm 1997, công việc được giao là lấy mẫu, đóng gói, vận chuyển mẫu, nhập liệu. N. tham gia mọi công việc giúp đỡ được lực lượng y tế từ ngày 29/5, khi dịch bắt đầu bùng phát. “Em lấy mẫu từ khu cách ly tập trung và ở cộng đồng, từ F0 đến F1, nguy cơ lây nhiễm cũng rất cao, nhưng bọn em nghĩ phải cố gắng vì dịch đang dữ dội quá”.

Trong 2 tháng đầu tham gia tình nguyện, N. và các bạn tự túc cơm nước. Từ tháng 8 trở đi, Trung tâm Y tế quận 8 đặt cơm theo chế độ 120.000 đồng/ngày, các bạn mới giảm được phần nào chi phí. Ngày 1/10/2021, N. và bạn bè dừng tham gia chống dịch để trở lại học tập, làm việc khi TP.HCM nới lỏng giãn cách.

Từ đó đến nay, nhóm tình nguyện viên đã nhiều lần hỏi bộ phận kế toán và đại diện trung tâm y tế quận 8 về các khoản phụ cấp hỗ trợ, nhưng lần nào cũng có cùng câu trả lời: Hồ sơ đã nộp, đang chờ.

“Việc chấm công đã hoàn thành từ hồi tháng 10, tháng 11. Bọn em nghĩ khoảng 1-2 tuần là nhận được, nhưng đến giờ chưa nhận được gì. Thành phố vẫn thông tin trên báo chí là chi trả đầy đủ cho tình nguyện viên chống dịch”.

{ keywords}
Cùng với nhân viên y tế, tình nguyện viên cũng vất vả không kém.

Ngày 5/1, trao đổi với VietNamNet,bác sĩ Hoàng Văn Cường, Phó giám đốc Trung tâm Y tế quận 8, TP.HCM cho biết, công tác chi trả hiện đang được gấp rút thực hiện. “Tôi vừa ký duyệt hồ sơ dịch vụ công để chuyển kho bạc chi trả cho các tình nguyện viên. Theo quy định, sau khi chấm công sẽ chuyển danh sách sang UBND quận 8, xong xuôi chuyển tiền về Trung tâm”.

Theo bác sĩ Cường, đợt duyệt này gồm gần 400 hồ sơ của các đoàn Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Y Hà Nội, Y Thái Bình… Các sinh viên này đã ký hợp đồng với Trung tâm Y tế quận 8. “Tất cả đều đúng quy định và chế độ nhà nước”, ông Cường khẳng định.

Lý giải về việc chi trả chậm trễ, ông Cường cho biết, đợt dịch vừa qua có nhiều đoàn hỗ trợ, những đoàn nào có hồ sơ đầy đủ, sẽ giải quyết được sớm, xong đến đâu thanh toán đến đó. Tuy nhiên, cũng có những đoàn việc chấm công phải làm lại khi anh em chưa đồng ý.

“Chuyển tiền thì đơn giản, nhưng thủ tục chấm công cho anh em đúng cũng cần thời gian, trong khi Trung tâm vẫn đang chống dịch”, ông Cường chia sẻ.

Ngày 6/1, liên hệ với lãnh đạo UBND quận 8, phóng viên VietNamNetđược giới thiệu đến bác sĩ Lê Hồng Tây, Trưởng phòng Y tế quận, người tham mưu trực tiếp chi hỗ trợ. Bác sĩ Tây xác nhận, việc tham mưu còn chậm, “nhưng sang tuần là xong hết”.

Bác sĩ Cường (Phó giám đốc Trung tâm Y tế quận 8) cho biết có 300- 400 tình nguyện viên được duyệt chi của 4 đoàn. Trong khi đó, bác sĩ Tây lại cho biết có 60 trường hợp tình nguyện viên ký hợp đồng với Trung tâm Y tế quận 8 được chi trả trong đợt này.

Khi được hỏi cụ thể về số lượng tình nguyện viên được hỗ trợ, số người bị trả hồ sơ để làm rõ thông tin, bác sĩ Tây cho biết đang bận họp và sẽ nhờ kế toán tổng hợp sau.

{ keywords}
Lấy mẫu cho người dân bất kể mưa, nắng để kịp thời phát hiện F0. Ảnh: NVCC

Như vậy, sau 4 tháng ròng rã hỗ trợ địa phương chống dịch và 2 tháng kết thúc công việc này, các tình nguyện viên vẫn chưa nhận được chế độ thỏa đáng theo quy định. Bên cạnh đó, nhóm tình nguyện tại các điểm tiêm tại 16 phường thuộc quận 8 (không có hợp đồng với đơn vị nào) cũng đang loay hoay không biết tìm ai để hỏi tiền. Các phường đã lập danh sách nhóm tình nguyện viên này gửi đến phòng y tê của quận.

V. một tình nguyện viên điểm tiêm phường 16, quận 8 cho biết, anh tham gia từ tháng 8 đến tháng 11/2021. Khi thành phố nới lỏng giãn cách, các hoạt động trở lại bình thường, V. quay trở lại làm việc. Đến nay, anh chưa thấy ai thông báo về việc có hỗ trợ hay không.

“Lúc đi không ai nghĩ gì đến tiền bạc đâu, có thì vui, không có cũng không sao. Ai cũng chỉ mong giúp thành phố nhanh hết dịch”, V. chia sẻ.  

Nhiều tình nguyện viên tham gia chống dịch tại quận 8 không tránh được cảm giác tủi thân và tâm lý không thỏa đáng. “Bạn bè mình đi chống dịch ở các quận huyện khác đều đã nhận được hỗ trợ, còn mình hỏi, ai cũng bảo chờ, chờ, sẽ có. Không biết chờ đến khi nào".

Trong hợp đồng thỏa thuận làm việc giữa Trung tâm Y tế quận 8 và các tình nguyện viên nêu rõ, bên A (Trung tâm Y tế) phải thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ quyền lợi, cho tình nguyện viên theo hợp đồng. Bên B (tình nguyện viên) được hưởng chế độ bồi dưỡng chống dịch, chế độ hỗ trợ tiền ăn, chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt theo quy định tại Nghị quyết số 58/NĐCP ngày 8/6/2021 của Chính phủ. Đơn vị căn cứ công việc của tình nguyện viên theo các nhiệm vụ quy định tại NQ16/NQ-CP ngày 8.6.2021 của Chính phủ về chi phí cách ly, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng chống Covid-19 để xác định chế độ bồi dưỡng theo quy định.