您现在的位置是:88Point > Cúp C2

【soi kèo liverpool hôm nay】Tạo môi trường lành mạnh, cạnh tranh cho kinh doanh xăng dầu

88Point2025-01-24 22:18:54【Cúp C2】7人已围观

简介Doanh nghiệp mong muốn đảm bảo hài hoà lợi ích các bên trong kinh doanh xăng dầuGiải pháp tránh "cắt soi kèo liverpool hôm nay

Doanh nghiệp mong muốn đảm bảo hài hoà lợi ích các bên trong kinh doanh xăng dầu
Giải pháp tránh "cắt khúc" trong điều hành thị trường xăng dầu
Tạo môi trường lành mạnh, cạnh tranh cho kinh doanh xăng dầu
GS.TS Nguyễn Thường Lạng

Ông đánh giá như thế nào về việc quy về một đầu mối trong việc điều hành, quản lý xăng dầu?

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, không chỉ đối với Việt Nam mà toàn thế giới. Sự biến động của xăng dầu không chỉ tác động đến người tiêu dùng mà cả sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, đặc liên là liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát… Do đó, các cơ quan liên quan phải đứng ra để điều hành, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người dân, nền kinh tế. Bộ Công Thương là cơ quan quản lý, cấp phép các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu; hướng dẫn thực hiện hoạt động kinh doanh, phân phối xăng dầu; hướng dẫn thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, bảo đảm việc cung ứng xăng dầu ổn định nên sẽ nắm được bản chất của các yếu tố hình thành giá cơ sở để điều hành giá xăng dầu phù hợp.

Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có điểm mạnh và điểm yếu, nhưng cần lưu ý là xăng dầu luôn biến động rất phức tạp, trong khi năng lực của các cơ quan quản lý trong nước chưa thể làm chủ được tình hình. Vì thế, đầu mối quản lý xăng dầu như thế nào không quan trọng bằng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, bộ, ngành. Việc quy về một đầu mối là giải pháp tình thế phù hợp, loại bỏ được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra biến động bất thường, nhưng về lâu dài thì nên tiếp tục có sự phối hợp tốt giữa các bên. Bởi nếu để một cơ quan điều hành độc quyền, có thể dẫn tới tình trạng độc tôn về quyền lực, quản trị, nên có thể dẫn tới rủi ro về lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Với nền kinh tế thị trường, tình trạng độc quyền sẽ thủ tiêu sự cạnh tranh lành mạnh.

Riêng về điều hành giá xăng dầu, công tác này thời gian tới cần phải có những cải tiến như thế nào, thưa ông?

Việc điều hành giá xăng dầu thời gian qua dù biến động nhưng cũng đạt được những thành tựu nhất định, trong đó, việc thành lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã giúp điều tiết giá cả hợp lý hơn; đồng thời kết hợp hợp lý với cơ chế miễn, giảm một số loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu cho nền kinh tế, doanh nghiệp được kinh doanh thuận lợi hơn.

Do đó, chúng ta cần tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vì nó thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích của những đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xăng dầu. Tuy nhiên, ngoài dự trữ về tiền thì nên dự trữ bằng hiện vật là xăng dầu, có thể lên tới 3 tháng, 6 tháng hay một năm, giúp tác động của quỹ bình ổn này được lan tỏa thực chất và hiệu quả hơn.

Theo quan điểm của tôi, Nhà nước vẫn phải chung tay trong điều hành và quản lý giá xăng dầu, không thể hoàn toàn thả nổi cho thị trường, vì thị trường nhiều biến động sẽ không thể đáp ứng đầy đủ và bảo vệ tốt cho quyền lợi người dân, doanh nghiệp bằng Nhà nước. Nhưng những sự hỗ trợ này cần được thực hiện như Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chia sẻ về quan điểm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Ngoài ra, dù việc điều hành xăng dầu có thể được giao về một đầu mối thì vẫn phải có sự phối hợp thông tin giữa các cơ quan liên quan. Cần phải có một cơ chế để thông tin với nhau một cách đầy đủ, chẳng hạn như Hội người tiêu dùng phải thông báo về việc với giá xăng dầu hiện nay thì người tiêu dùng thiệt hại bao nhiêu, cần hỗ trợ bao nhiêu, với Hiệp hội các nhà vận tải, doanh nghiệp sử dụng nhiều xăng dầu thì tác động ra sao... Về phía cơ quan quản lý thì Bộ Tài chính cần có thông tin về tình hình ngân sách, xuất nhập khẩu; Bộ Công Thương là vấn đề nguồn cung, nhu cầu thị trường… để tính toán, xử lý phù hợp. Do vậy, công khai, minh bạch sẽ là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, chúng ta phải có một bộ phận độc lập để theo dõi, giám sát việc điều hành giá, đảm bảo lợi ích hài hòa cho nền kinh tế và đời sống.

Cùng với việc điều hành, theo ông, hoạt động kinh doanh xăng dầu cần được quản lý ra sao để công bằng, tăng tính cạnh tranh?

Hiện nay, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến cho Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, trong đó cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để tăng tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, nhưng vẫn cần nhiều cải thiện hơn nữa.

Tôi cho rằng, muốn cạnh tranh công bằng, chúng ta phải tăng số lượng đầu mối nhập khẩu. Cạnh tranh càng cao thì các doanh nghiệp sẽ phải tìm nhiều chiến lược hợp lý nhất, đảm bảo lợi ích cho người dân và doanh nghiệp nhất để chiếm lĩnh thị trường, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi. Về việc phân chia giữa các đại lý kinh doanh, tôi cho rằng phải có quy định tỷ lệ chiết khấu để tránh dẫn đến một “vòng xoáy” đa cấp trong kinh doanh xăng dầu, giúp các doanh nghiệp ổn định và yên tâm hơn trong hoạt động kinh doanh.

Nhưng về lâu dài, chúng ta nên đặt ra “sứ mệnh” mới cho nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu nêu trên là có thể nâng thành luật, để có cơ chế pháp lý đủ mạnh trong điều hành, quản lý xăng dầu, giúp ổn định thị trường cũng như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

很赞哦!(414)