88Point

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình trình bày báo cáo tại Quốc hội sáng 21/5. Ảnh: Chinhphu.vnThu NSNN 4 t tỷ số newcastle united

【tỷ số newcastle united】Tập trung vốn đầu tư công cho các công trình trọng điểm

THB

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình trình bày báo cáo tại Quốc hội sáng 21/5. Ảnh: Chinhphu.vn

Thu NSNN 4 tháng tăng 12,ậptrungvốnđầutưcôngchocáccôngtrìnhtrọngđiểtỷ số newcastle united1%

Theo báo cáo, tổng hợp kết quả đạt được cả năm 2017 của Chính phủ cho thấy những nhận định, đánh giá đã báo cáo Quốc hội cơ bản phù hợp, trong đó có 7/13 chỉ tiêu đạt kết quả tích cực hơn. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81% (đã báo cáo 6,7%), kim ngạch xuất khẩu tăng 21,2% (báo cáo 14,4%) và xuất siêu 2,9 tỷ USD (đã báo cáo nhập siêu 1,5%).

Về năm 2018, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,8%; lạm phát cơ bản tăng 1,34%. Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 7,38%, cao nhất 10 năm qua. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I tăng 10,4% (cùng kỳ 9,5%); trong đó vốn đầu tư tư nhân trong nước tăng mạnh 16,9%. Vốn FDI thực hiện 4 tháng ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,3%. Thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng tăng, có thời điểm vượt đỉnh 10 năm (1.170 điểm), hiện đang dao động trong khoảng 1.000 - 1.100 điểm; vốn hóa thị trường cổ phiếu và trái phiếu niêm yết đạt trên 96% GDP.

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 4 tháng tăng 12,1% so với cùng kỳ, đạt 33,8% dự toán; đáp ứng kịp thời các khoản chi theo kế hoạch và các nhiệm vụ cấp bách, mới phát sinh. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; cải cách thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ.

Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đạt được những kết quả quan trọng. Đến cuối tháng 3/2018, tỷ lệ nợ xấu còn 2,18%. Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai tích cực; bán cổ phần lần đầu tại một số DN lớn đạt kết quả tốt.

Trong 4 tháng đã thoái vốn tại 7 DNNN lớn (Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Tổng công ty Phát điện 3), thu về trên 20 nghìn tỷ đồng. Thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN; rà soát, hoàn thiện điều lệ và tổ chức hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Việc xử lý các dự án, DN thua lỗ, thất thoát lớn đạt kết quả bước đầu, giảm lỗ và một số dự án đã có lãi.

Công tác thanh tra được tập trung triển khai theo kế hoạch; nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, xã hội quan tâm đã được chỉ đạo quyết liệt, ban hành kết luận, được dư luận đồng tình, ủng hộ. Công tác phòng chống tham nhũng được chú trọng; nghiêm túc triển khai các kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và các cuộc họp của lãnh đạo chủ chốt. Tập trung điều tra, truy tố, xét xử công khai, nghiêm minh các vụ án tham nhũng lớn, dư luận quan tâm. Ban hành và tích cực chỉ đạo thực hiện Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế có tiềm lực mạnh

Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cũng nêu rõ: Chúng ta vẫn còn những hạn chế và gặp nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định chưa thật vững chắc. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát do nhiều nguyên nhân. Giải ngân vốn đầu tư từ NSNN 4 tháng mới đạt 16,4% dự toán. Cân đối ngân sách trung ương khó khăn; kỷ luật tài chính - NSNN có nơi chưa nghiêm. Chi phí logistics, kiểm tra chuyên ngành còn cao. Một số công trình trọng điểm chậm tiến độ và đội vốn như dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM...

Thị trường bất động sản phát triển chưa bền vững. Quản lý tài sản công nhiều nơi còn lỏng lẻo, thất thoát, lãng phí; phát hiện một số vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng về quản lý nhà, đất, phải xử lý hình sự. Việc quản lý, kiểm soát các hoạt động thanh toán qua mạng, chuyển tiền còn bất cập. Cổ phần hóa, thoái vốn có nơi còn chậm; nhiều DN đã cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Trước những thuận lợi cũng như thách thức, khó khăn đã được nêu rõ, Chính phủ đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, có việc tăng cường kỷ luật tài chính - NSNN; mở rộng cơ sở thuế, tạo chuyển biến rõ nét trong quản lý thu, nhất là khu vực kinh tế phi chính thức; thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ giá tính thuế, chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá; giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5%; phấn đấu thu NSNN vượt 3% dự toán. Triệt để tiết kiệm chi NSNN, hạn chế tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước; phấn đấu bội chi NSNN dưới 3,7% GDP. Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, giữ nợ công trong giới hạn quy định.

Khẩn trương hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; phấn đấu giải ngân 100% dự toán chi đầu tư phát triển được giao, không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Sớm xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư công; tăng cường phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí. Tập trung chấn chỉnh những bất cập trong các dự án đối tác công tư (PPP), xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước…

Tập trung vốn đầu tư công cho các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Phấn đấu tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 - 34% GDP; trong đó tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân khoảng 41%. Thu hút có chọn lọc các dự án FDI công nghệ cao, thân thiện môi trường.

Sớm kiện toàn tổ chức bộ máy của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN. Tạo chuyển biến căn bản, xử lý dứt điểm các DN, dự án thua lỗ. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết của Bộ Chính trị. Phát triển mạnh kinh tế tư nhân; hoàn thiện, thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào cơ cấu lại DNNN, thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế có tiềm lực mạnh, đủ sức cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII)./.

H.Y

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap