16.000 quân Ukraine đào ngũ khỏi Donbass
TheìnhhìnhUkrainemớinhấtngàyquânUkraineđàongũkhỏkq u23 châu áo tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên báo điện tử Tấm Gương, tuyên bố của công tố viên quân sự Ukraine Anatoly Matios cho hay, 16.000 quân nhân Ukraine đã đào thoát cùng với vũ khí khỏi lực lượng quân sự, đang triển khai tại khu vực Donbass.
Theo truyền thông đại chúng Ukraine, số lượng các quân nhân đào ngũ mang vũ khí tùy thân đông nhất là những người đang ở trong các tiểu đoàn tình nguyện. Sau khi bỏ trốn, họ xuất hiện và gây ra những hành động cực đoan tại nhiều thành phố khác nhau ở Ukraine.
Ukraine bị đồng minh phũ phàng bỏ rơi
VnMediađưa tin, đối mặt với những hậu quả gây ra từ cuộc khủng hoảng ở Syria, giới lãnh đạo Châu Âu đã hoàn toàn quên lãng Kiev, gác sang một bên tiến trình hoà giải ở Ukraine, phóng viên RT Bryan MacDonald bình luận.
Ukraine chưa bao giờ là vấn đề sống chết đối với Châu Âu và hiện tại, giới chính khách cũng như truyền thông phương Tây không còn mấy quan tâm đến Tổng thống Petro Poroshenko nhiều như họ từng làm trước đây.
Châu Âu đã quá mệt mỏi, chán nản với những nỗ lực bất thành trong cuộc chiến chống tham nhũng ở Ukraine cũng như trong vấn đề trừng phạt Nga. Nhiều nhà phân tích ở Kiev thừa nhận rằng, tình hình tham nhũng ở Ukraine vẫn tiếp tục phát triển kể từ thời ông Yanukovich. Thậm chí, mặc dù hiến pháp Ukraine đã cấm các quan chức nhà nước có doanh nghiệp làm ăn riêng, Tổng thống Poroshenko vẫn phớt lờ luật pháp và đến nay ông này vẫn là nguyên thủ quốc gia giàu nhất Châu Âu trong khi lãnh đạo nước nghèo nhất khu vực.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (bên trái) đã 'buông tay' trong vấn đề Ukraine
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã chán ngán với thực tế trên, phóng viên MacDonald cho hay. Lý do duy nhất Châu Âu chưa dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga được cho xuất phát từ sức ép của Washington.
Tuần trước, truyền thông phương Tây đã gần như phớt lờ bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc dù trước đó họ thường đặc biệt chú ý “quảng bá” cho ông này. Rất ít bài báo viết về chi tiết phái đoàn Ukraine rời phòng họp để tẩy chay bài phát biểu của giới chức Nga. Tổng thống Poroshenko biết rằng, cuộc chơi đã kết thúc, phóng viên của hãng tin RT đã phân tích như vậy.
Hồi cuối tuần vừa rồi, Kiev phát hiện họ bị gạt sang một bên trong chính hội nghị hoà bình của Ukraine. Phóng viên MacDonald dẫn lời một nguồn tin từ Nga cho biết Tổng thống Pháp Hollande thậm chí còn không nhắc đến Ukraine một lần nào trong cuộc hội đàm riêng với Tổng thống Nga Putin. Thay vào đó, hai nhà lãnh đạo này tậpt rung bàn về cuộc khủng hoảng ở Syria. Về phần nữ Thủ tướng Đức Merkel, bà này còn khiến Kiev sốc hơn khi cuối cùng thừa nhận thực tế Crimea sẽ trở thành một phần của Nga.
Quân đội Ukraine bắt đầu rút vũ khí khỏi miền Đông
TheoTiền Phong Online, quân đội Ukraine ngày 5/10 bắt đầu rút các vũ khí hạng nhẹ, cỡ nòng dưới 100mm ra khỏi vùng giới tuyến trong khu vực Donbass của nước này. Hãng Lentasáng 5/10 dẫn tuyên bố của đại diện quân sự phía chính quyền Kiev, ông Anatoly Stelmach cho biết: “Vũ khí và trang thiết bị bắt đầu được rút khỏi vùng giới tuyến ít nhất là 15 km. Toàn bộ quá trình rút vũ khí là 41 ngày. Trong thời gian này, các xe tăng T-64 và T-72, súng chống tăng D-48 và D-44 lần lượt được đưa ra khỏi vùng giới tuyến”.
Cùng ngày, Văn phòng Tổng thống Ukraine xác nhận việc ký thỏa thuận rút vũ khí cỡ nòng dưới 100 mm khỏi đường giới tuyến sẽ tiến gần tới việc chấm dứt chiến tranh ở Donbass. Vào cuối tuần trước, Phó chỉ huy trưởng lực lượng "Cảnh sát nhân dân" của Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng, ông Igor Yaschenko, cho biết đã bắt đầu rút xe tăng khỏi đường giới tuyến từ 10h sáng 3/10 dưới sự giám sát của phái bộ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Vũ khí sát thương tiếp tục được các bên xung đột ở Ukraine rút khỏi giới tuyến trong Donbass
Trong khi đó, Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk tự xưng cho biết sẽ bắt đầu rút vũ khí từ ngày 18/10. Như vậy, ít ngày sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh của “Bộ tứ Normandy” tại Paris (Pháp), các bên xung đột tại Ukraine gồm chính quyền Kiev và Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk đều bắt đầu có những động thái để rút vũ khí hạng nhẹ khỏi giới tuyến xung đột trong Donbass.
Thỏa thuận rút vũ khí hạng nhẹ (dưới 100mm) đã được ký kết tại cuộc họp của Nhóm Tiếp xúc về Ukraine ngày 29/9 tại Minsk. Giai đoạn hai của quá trình rút vũ khí này sẽ kéo dài trong 41 ngày, bắt đầu từ rút xe tăng, tiếp đến pháo và súng phóng lựu.
Tiếp đó, ngày 2/10, các nhà lãnh đạo nhóm "Bộ tứ Normandy" gồm Đức, Pháp, Nga, Ukraine đã họp Hội nghị thượng đỉnh tại Paris bàn về các bước đi tiếp theo để giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine. Tuy không ký kết được văn kiện chính thức nào song Thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá "Bộ tứ Normandy" hoàn toàn có thể hài lòng với kết quả của hội nghị.
Bà Merkel khẳng định con đường thực hiện thỏa thuận Minsk sẽ còn nhiều gian nan nhưng việc các bên ngồi lại với nhau và thảo luận chi tiết đã là một kết quả tích cực. Các bên đều nhất trí tuân thủ thỏa thuận Minsk trong giải quyết xung đột, song thời hạn hoàn tất sẽ bị chậm hơn so với dự định. Cuộc bầu cử địa phương tại các vùng đòi độc lập cũng sẽ phải lui lại đến sang năm 2016.
Trang Mạc(T/h)
Những tin tức mới nhất về tình hình Ukraine ngày 29/9/2015