【sapporo – kashima】“Doanh nghiệp Việt phải nỗ lực gấp đôi các nước khác”

doanh nghiep viet phai no luc gap doi cac nuoc khac

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Lương Bằng

Ngày 20-8,ệpViệtphảinỗlựcgấpđôicácnướckhásapporo – kashima Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội thảo Khu vực đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Thực tiễn tốt trong cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Minh bạch tăng lên 1 điểm, mở rộng đầu tư tăng lên 10%

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng: “Sau 7-8 năm thực hiện, chúng tôi phát hiện một điều rằng có sự chững lại cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Các ngôi sao cải cách đang lúng túng trong tiếp tục tìm đường cải cách của các địa phương và khoảng cách cải thiện PCI của các địa phương đang thu hẹp lại”.

Nguyên nhân được lãnh đạo VCCI chỉ ra là do “trần thể chế” ở cấp Trung ương. Muốn cho cải cách ở địa phương được thúc đẩy, phải có sự cải thiện thể chế, môi trường kinh doanh ở cấp vĩ mô.

Đầu năm 2014 và 2015, hai Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư đã được ban hành như một điểm đột phá trong cách tiếp cận môi trường kinh doanh ở cấp vĩ mô, định vị lại nền hành chính Việt Nam, thể chế kinh tế Việt Nam so sánh với các nền kinh tế khác trên thế giới.

Mục tiêu là chuyển nền hành chính Việt Nam, môi trường đầu tư Việt Nam, thủ tục hành chính liên quan kinh doanh ở Việt Nam từ nhóm 4 nước đứng cuối ASEAN chuyển lên nhóm 4 nước đứng đầu chỉ trong lộ trình 3 năm.

Ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: “Thế giới làm được thì Việt Nam phải làm được. Việt Nam không thua người Thái, Malaysia, Philippines. Các tỉnh bạn làm được thì tỉnh ta làm được. Đà Nẵng làm được thì các tỉnh khác cũng làm được như Đà Nẵng. Ngay cả địa phương đứng đầu cũng có điểm học tập ở các địa phương khác. Chúng ta học tập lẫn nhau, học tập từ ASEAN và thế giới”.

TS Edmund Malesky, Đại học Duke – Hoa Kỳ, trưởng nhóm nghiên cứu PCI nhấn mạnh đến tính minh bạch trong cải thiện môi trường kinh doanh tại các địa phương ở Việt Nam.

Theo ông Malesky, chỉ số minh bạch tăng lên 1 điểm thì việc mở rộng đầu tư thêm tăng lên 10% ở địa phương đó, như vậy minh bạch rất quan trọng trong thu hút đầu tư. Minh bạch tăng 1 điểm thì doanh nghiệp nhỏ và vừa dân doanh tăng đầu tư 15,8% còn doanh nghiệp lớn tăng đầu tư 18,1%.

“Cách tốt nhất để tạo niềm tin và tăng đầu tư là cho doanh nghiệp biết kế hoạch phát triển kinh tế của Trung ương và địa phương như doanh nghiệp càng biết nhiều thì họ càng làm kế hoạch kinh doanh tốt hơn; tính được chi phí và rủi ro trong tương lai…” – ông Edmund Malesky nhắn nhủ.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho rằng chỉ số về tính minh bạch những năm gần đây không cải thiện, có xu hướng giảm đi. Đây là vấn đề đáng lo ngại.

Giật mình vì FDI và "sức khỏe" doanh nghiệp Việt

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh thể hiện niềm vui khi Bắc Ninh từng có 6 năm liên tiếp nằm trong top dẫn đầu về PCI, là 1 trong 8 tỉnh có chỉ số điều hành tốt nhất.

“Đến nay Bắc Ninh có nhiều chỉ số kinh tế- xã hội nằm trong top 10 như quy mô GDP đứng thứ sáu, giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ hai, trường chuẩn quốc gia, trạm y tế cũng nằm trong top đầu” – ông Thành nhấn mạnh.

Điều này giúp Bắc Ninh thu hút nhiều dự án đầu tư mới. Lũy kế đến nay, Bắc Ninh đã thu hút được 676 dự án FDI với tổng vốn FDI là 8 tỉ USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, Bắc Ninh thu hút được 3 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng số thu hút FDI vào nước ta. Nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Canon, Microsoft… đã có mặt ở Bắc Ninh.

Dù thừa nhận vai trò lớn của khu vực FDI trong nền kinh tế, nhưng ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI vẫn bày tỏ sự “giật mình” khi nhắc đến hai con số “70-70”.

Ông Đậu Anh Tuấn nói: “Nhìn bức tranh khởi sắc của nền kinh tế thời gian qua, chúng tôi thấy chủ yếu được vẽ lên bởi nhà đầu tư nước ngoài. 70% tổng kim ngạch xuất khẩu là của khu vực FDI trong khi mấy năm trước con số này thấp hơn nhiều. 70% doanh nghiệp tư nhân nội địa không có lãi” – ông Tuấn bày tỏ lo ngại khi dẫn số liệu của Tổng cục Thuế.

“Mặc dù tăng trưởng GDP, xuất nhập khẩu đều tăng, nhưng chủ yếu là nhờ khu vực FDI. Chắc không có nền kinh tế nào muốn phát triển bền vững và lâu dài lại làm theo kiểu này. Không khu vực nào đóng góp nhiều cho địa phương bằng khu vực tư nhân, vì thế tạo ra môi trường kinh doanh cho tư nhân phát triển là con đường phát triển dài hạn và bền vững” – ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI trăn trở: Doanh nghiệp Việt Nam phải đối phó thủ tục hành chính cam go không kém đối phó với thương trường. Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài chỉ phải đối phó với thương trường còn các vấn đề khác đã được Nhà nước giải quyết. Cho nên doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực gấp đôi các nước khác. Hai con số “70-70” là con số day dứt của chúng ta.