【bảng xếp hạng ngoại hạng đan mạch】Tình hình Biển Đông mới nhất: Quan điểm đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển Đông

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ về tình hình Biển Đônghiện nay vào sáng 20/1,ìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtQuanđiểmđấutranhbảovệchủquyềnBiểnĐôbảng xếp hạng ngoại hạng đan mạch ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương, Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội XII nhận định: “30 năm qua, từ khi đất nước đổi mới, thế giới đã đi rất xa. Ngay cả việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông cũng đặt ra những thách thức rất mới, buộc chúng ta phải xác định chiến lược trong tình hình mới”.

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương trao đổi về tình hình Biển Đông hiện nay với báo chí vào sáng 20/1

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương trao đổi về tình hình Biển Đông hiện nay với báo chí vào sáng 20/1. Ảnh Người Lao Động

Ông Kỷ nêu rõ hiện đang có nhiều thách thức mới trên Biển Đông: “Việc bảo vệ tổ quốc trước tình hình thế giới và khu vực hiện nay liên tục có những thay đổi. Thậm chí thay đổi rất mau chóng. Có những thay đổi mà chúng ta phải chủ động nắm bắt tình hình để có sự chủ động”.

Theo lời Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, điển hình nhất là vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông đang bị thách thức nghiêm trọng. Nước ngoài đã xây những đảo nhân tạo, sân bay, vừa rồi đã đưa cả máy bay dân dụng ra. Tới đây chắc chắn họ sẽ từng bước quân sự hóa những đảo chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước tình hình Biển Đông hiện nay, ông Kỷ nhận xét: “Rõ ràng là trong Đảng và toàn dân đều thấy để giải quyết vấn đề này không hề dễ. Sự phản đối là cần thiết nhưng chúng ta không thể luôn lớn tiếng phản đối. Chúng ta cũng không thể dùng những biện pháp bức xúc, thiếu kiểm soát, mà phải bằng các giải pháp ngoại giao, giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế”.

Theo ông Kỷ, hiện chủ quyền Biển Đông của Việt Nam đang bị thách thức nghiêm trọng

Theo ông Kỷ, hiện chủ quyền Biển Đông của Việt Nam đang bị thách thức nghiêm trọng. Ảnh AFP

Để đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển Đông trong giai đoạn hiện nay, ông Kỷ cho rằng Việt Nam phải tranh thủ sự vào cuộc mạnh mẽ của dư luận quốc tế, để có đối sách hợp lý và tạo một áp lực để những nước vi phạm luật quốc tế phải điều chỉnh. Các giải pháp ngoại giao, giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) cần được đặc biệt chú trọng.

“Thời gian qua, chúng ta đã làm rất tốt những vấn đề này, tới đây cần tiếp tục làm. Chúng ta phải tranh thủ sự vào cuộc mạnh mẽ của dư luận quốc tế, có đối sách hợp lý và tạo áp lực để những nước vi phạm luật quốc tế phải điều chỉnh” – ông Kỷ nói.

Bình luận về việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang ở khu vực chồng lấn ở Vịnh Bắc Bộ và  máy bay Trung Quốc vi phạm Vùng quản lý bay (FIR) TPHCM, báo Người Lao Động dẫn lời Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho rằng phải vừa đấu tranh với những hành động sai trái, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, nhưng cũng phải đoàn kết quốc tế, kể cả đoàn kết với nhân Trung Quốc. Đặc biệt, trong nước cũng phải tuyên truyền làm sao để người dân hiểu đối sách của Đảng và Nhà nước.

Ông Kỷ cho hay: “Quan điểm của chúng ta là giải quyết tất cả việc đó bằng luật pháp quốc tế. Việt Nam kiên quyết phản đối giải quyết tranh chấp bằng biện pháp quân sự, chúng ta không bao giờ mong muốn điều này. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là luôn mong muốn phát triển hòa bình”.

Ông Kỷ cho rằng, báo chí cần có bản lĩnh khi đưa tin về tình hình Biển Đông hiện nay

Ông Kỷ cho rằng, báo chí cần có bản lĩnh khi đưa tin về tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh minh họa

Trả lời câu hỏi ‘Liệu Việt Nam sẽ chủ động, đổi mới thông tin về những diễn biến phức tạp trên Biển Đông?’, ông Thế Kỷ cho biết: Trước hết cần thấy rằng những vấn đề trên biển là rất phức tạp. Ví dụ, một tàu ngư dân bị đâm thì tàu đâm là tàu nào, xác định rất phức tạp, không thể nói ngay là tàu của nước nào. Không thể là tàu nước này đâm mà khi thông tin lại nói tàu của nước kia. Điều đó ảnh hưởng ghê gớm đến ngoại giao.

“Tuy nhiên, báo chí lại có nhu cầu, thậm chí áp lực thông tin nhanh, sớm. Song tôi cho rằng vấn đề quan trọng như thế cần sự cần trọng kỹ lưỡng, vì sai một ly đi một dặm. Cho nên điều này đòi hỏi trách nhiệm của người làm báo.

Trước vấn đề phức tạp phải có bản lĩnh, không thể nghe người này người kia nói mà cần thông tin từ cơ quan chức năng có trách nhiệm, thẩm quyền như: Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Cảnh sát biển... Báo chí không nên chỉ đi hỏi thông tin từ cá nhân, người dân... Cả một biển nước mênh mông rộng 1 triệu km2 chủ quyền chúng ta ở biển Đông để xác định là không đơn giản chút nào” – ông Kỷ nói.

Phan Huyền(T/h)

 

Trường Giang, Trấn Thành đồng loạt lên tiếng bênh vực Hari Won