【kết quả vô địch tây ban nha hôm nay】Phát triển nền kinh tế chia sẻ: Thiếu hành lang pháp lý

Phát triển nền kinh tế chia sẻ: Thiếu hành lang pháp lý
Cần có hành lang pháp lý bảo vệ những đối tượng tham gia nền kinh tế chia sẻ

Từ "cuộc chiến" đơn phương…

Tùy thuộc vào thời gian tham gia dài,áttriểnnềnkinhtếchiasẻThiếuhànhlangpháplýkết quả vô địch tây ban nha hôm nay ngắn, hãng Grab thu chiết khấu từ doanh thu của các xe lần lượt là 23,6% và 28,6%, còn Uber là 24,5% và 29,5% (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Tuy nhiên, theo các tài xế, cùng với lệnh cấm xe ôtô hợp đồng chở khách dưới 9 chỗ đón khách tại một số khu vực nội đô, mức chiết khấu nói trên sẽ khiến họ bị giảm thu nhập, thậm chí thu không đủ bù chi. Giải quyết vấn đề một cách tự phát, các lái xe đã đình công, tuy nhiên, động thái của họ đã không nhận được kết quả như mong muốn.

Về phương diện pháp lý, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, Uber và Grab không vi phạm pháp luật vì họ không phải đơn vị sử dụng lao động mà đơn thuần là cung cấp phần mềm và coi các tài xế là đối tác - người hợp tác cùng làm, cùng chia sẻ lợi nhuận kiếm được. "Nếu các tài xế không đồng ý, họ hoàn toàn có thể dừng hợp tác" - ông Phong nói và phân tích thêm, các tài xế đã không hiểu rõ vai trò của họ khi hợp tác với Uber, Grab trong khi chúng ta chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh quan hệ này.

… đến khuyến nghị: "quản" đừng "cấm"

Câu chuyện của Uber hay Grab chỉ là một ví dụ trong việc phát triển nền KTCS mà chưa có hành lang pháp lý bảo vệ những đối tượng tham gia. Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang "đau đầu" trước câu hỏi: Quản hay cấm?

Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - KTCS đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước nhưng phản ứng chính sách của các quốc gia đối với mô hình này rất khác nhau, bà Tuệ Anh dẫn chứng: Với mục tiêu xây dựng Seoul thành thành phố chia sẻ, Hàn Quốc đã ra quy định hỗ trợ các doanh nghiệp với một số tiêu chí nhất định, rà soát sửa đổi luật và quy định hiện hành và thực hiện nhiều biện pháp khác. Tương tự, Singapore cũng là quốc gia khá cởi mở với mô hình kinh tế mới này và xem đây là cơ hội để phát triển bền vững, giảm mua sắm và rác thải. Trong khi đó tại Mỹ - nơi Uber khai sinh - hiện vẫn rất lúng túng trong kiểm soát nền tảng công nghệ này… Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự kêu gọi của Chính phủ gây dựng cộng đồng đổi mới sáng tạo, chắc chắn mô hình KTCS sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

Vì vậy, TS. Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý cần nhìn nhận vấn đề đã thật sự cấp bách, có tác động sâu rộng cho xã hội và phải xây dựng hành lang pháp lý thay vì "không quản được thì tạm cấm".

Chia sẻ quan điểm, ông Vũ Tú Thành - Phó giám đốc điều hành Khu vực, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN - cho rằng, giống như tất cả các giao dịch thương mại, dân sự khác, cần có cơ chế quy định lợi ích và rủi ro của các bên tham gia trong mô hình KTCS và Việt Nam cần xây dựng từ đầu khung pháp lý mới thay vì chỉ "cơi nới" chính sách.