【soi kèo vòng loại euro 2024】Khởi sắc Tân Ân

Báo Cà Mau(CMO) Về Tân Ân hôm nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những căn nhà khang trang nối tiếp mọc lên; đường sá thông suốt, 5/5 ấp có lộ nông thôn nối liền với trung tâm hành chính xã; các em học sinh đến trường trong màu áo trắng tinh tươm; cuộc sống của người dân địa phương được cải thiện… Tân Ân thật sự chuyển mình “ngoạn mục” trong thời gian gần đây.

Nâng chất hạ tầng

Dự án xây dựng cầu qua sông Rạch Gốc, nối liền xã Tân Ân với trung tâm hành chính huyện Ngọc Hiển được khởi công xây dựng ngay từ đầu năm 2017 với tổng vốn đầu tư 36 tỷ đồng. Theo kế hoạch sẽ khánh thành, đưa vào sử dụng đúng vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Việc đưa vào sử dụng cầu Rạch Gốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã Tân Ân, giúp giao thông đường bộ được thông suốt, không còn cảnh luỵ phà. 

Ông Tăng Quốc Đoàn, 52 tuổi, ấp Xẻo Mắm, phấn khởi: “Việc xây dựng cầu qua sông Rạch Gốc có ý nghĩa lớn, giúp vực dậy vùng đất Tân Ân”.

Song song đó, công trình đường ô-tô về trung tâm hành chính xã với chiều dài khoảng 4 km, tổng kinh phí xây dựng 14,8 tỷ đồng đang triển khai xây dựng. Đây là điều kiện khơi dậy tiềm năng của vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. 

Trưởng ấp Xẻo Mắm Huỳnh Văn Lập tâm tình: “Tân Ân giờ thay đổi nhiều, đường sá thông suốt, việc đi lại của người dân thuận tiện, con em đến trường dễ dàng hơn. Nếu trước đây người dân cần ra xã làm giấy tờ, có khi cả ngày trời mới xong, thì nay tiện hơn nhiều. Nhà nào cũng có xe gắn máy, chỉ cần 15-30 phút là ra đến xã. Chúng tôi thật sự phấn khởi vì sự thay da đổi thịt của quê hương mình”.

Trên địa bàn xã hiện có 28,4 km đường nông thôn nối liền các ấp với trung tâm hành chính xã. Trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Trụ sở làm việc của xã xây dựng khang trang, chính thức đưa vào sử dụng đầu năm 2017. Đây là nền tảng đưa xã đảo Tân Ân phát triển đi lên.

Đồng lòng vượt khó

Có dịp thăm lại xã đảo Tân Ân vào những ngày giáp Tết mới thấy được sự đổi thay của vùng đất này. Đi đến đâu cũng bắt gặp hình ảnh bà con hăng hái lao động. Từ già đến trẻ, mỗi người một việc, người lựa tôm, người làm khô, làm mắm phục vụ mùa Tết, người vá lưới, bắt chì để chuẩn bị vươn khơi đánh bắt. Không khí nhộn nhịp, hối hả, rộn rã cả làng. 

Người lao động có thu nhập từ 150.000-300.000 đồng/ngày từ việc lựa cá, vá lưới thuê.

Đến nay, xã có 98,6% dân số được chăm sóc sức khoẻ y tế; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường chiếm 99,1%; 98% hộ dân sử dụng điện an toàn; 5/5 ấp có nhà sinh hoạt văn hoá... đảm bảo cho người dân đến sinh hoạt, trao đổi, tìm hiểu thông tin về các vấn đề xã hội, sản xuất.

Chủ tịch UBND xã Tân Ân Nguyễn Phương Nam tự hào chia sẻ: “Sở dĩ xã có bước chuyển mình như hôm nay là nhờ sự đóng góp của Nhân dân, sự đồng lòng của cả Đảng bộ, chính quyền địa phương. Đó là tiền đề, là động lực để đưa xã sớm phát triển vươn lên trong thời gian tới”. 

Ông Nam cho biết thêm, nhờ các dự án, các nguồn viện trợ của Trung ương, các tổ chức phi Chính phủ; tỉnh, huyện dành nhiều ưu tiên cho xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển nên Tân Ân mới có điều kiện triển khai các hạng mục công trình xây dựng. Từng bước hiện thực hoá giấc mơ về phát triển kinh tế của địa phương.

 “Với đặc thù là xã ven biển, người dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác, đánh bắt và nuôi thuỷ sản nên việc lựa chọn, thu hút nhà đầu tư đúng với ngành nghề của địa phương là điều cần thiết và nên làm. Hiện tại, xã đang kết nối, tìm kiếm nhà đầu tư, đến khi có điều kiện thuận lợi chúng tôi sẽ triển khai ngay”, ông Nam nhấn mạnh./

Trần Khải