【bảng xếp hạng vô địch quốc gia phần lan】Tăng cường quản lý thương mại điện tử trên thiết bị di động

Tăng cường quản lý thương mại điện tử trên thiết bị di động
Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ (Bộ Công Thương) Trần Hữu Linh: thương mại điện tử trên nền tảng di động đang là xu thế trên thế giới.

Đây là nội dung được các đại biểu quan tâm tại Hội thảo “Chính sách Thương mại điện tử 2015” do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (TMĐT và CNTT),ăngcườngquảnlýthươngmạiđiệntửtrênthiếtbịdiđộbảng xếp hạng vô địch quốc gia phần lan Bộ Công Thương phối hợp với Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức ngày 16/9/2015 tại Hà Nội.

Kết quả khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (TMĐT và CNTT) năm 2014 cho thấy, các doanh nghiệp hiện nay không chỉ tích cực giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, các chương trình khuyến mại trên môi trường mua sắm di động, mà còn thiết kế các ứng dụng di động riêng cho thương hiệu của mình.

Đây là những mô hình hoạt động mới, phức tạp, cần có cơ chế cũng như công cụ quản lý mới và sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng góp phần tạo mội trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Theo ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ (Bộ Công Thương), thương mại điện tử trên nền tảng di động đang là xu thế trên thế giới. Theo dự báo của nhiều tổ chức nghiên cứu, đến năm 2020, mua sắm qua di động sẽ chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ trên toàn cầu.

Thị trường Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho thương mại điện tử trên nền tảng di động (Mobile E-commerce). Với dân số 90 triệu người, số lượng thuê bao di động của Việt Nam hiện đạt trên 130 triệu (một người trung bình có 1,45 thẻ SIM điện thoại), trong đó 34% dân số có sử dụng internet qua nền tảng di động.

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội hiện có 120.111 tên miền Việt Nam và 106.590 tên miền quốc tế. Doanh thu thương mại điện tử trên địa bàn Hà Nội năm 2014 đạt 19.404 tỷ đồng, dự kiến năm 2015 này sẽ đạt 24.708 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, cùng với sự phát triển, hoạt động thương mại điện tử cũng xuất hiện nhiều hành vi gian lận, giả mạo, lừa đảo, các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin cá nhân, quảng cáo sai sự thật, chất lượng hàng hóa không bảo đảm, vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng… Do đó, vấn đề quản lý thương mại điện tử trên nền tảng di động tại đang đặt ra không ít thách thức cho cơ quan quản lý.

Hiện Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định về các hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng thiết bị di động, vì vậy chưa có cơ sở để xác định mô hình hoạt động cụ thể, cũng như chưa xác định được phương hướng quản lý phù hợp đối với các mô hình hoạt động này.

Tại Hội thảo, đại diện các địa phương và các doanh nghiệp đã góp ý kiến về Thông tư quy định về Quản lý hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng di động do Bộ Công Thương chủ trì xây dựng nhằm hướng dẫn Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

Ông Trần Hữu Linh cho biết, trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội thảo, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện văn bản này.