Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất,ẻemdễbịtấncôngnhấttrênkhônggianmạnhận định melbourne city đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, nhưng các em chưa có đủ kỹ năng để phòng tránh rủi ro trên không gian mạng.
Trong bối cảnh các công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và trở thành công cụ làm việc giải trí không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người thì những nguy cơ rủi ro về sự an toàn, bảo mật thông tin, về đảm bảo quyền riêng tư cũng đang càng gia tăng.
Với trẻ em, những nguy cơ, rủi ro này càng trở nên rõ nét hơn khi các em chưa có đủ kỹ năng để nhận diện cũng như phòng tránh. Đây là những thách thức không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Bảo vệ trẻ em, tăng cường hợp tác kết nối trên không gian mạng để bảo vệ và trao quyền cho trẻ em cũng là những vấn đề được đặt ra trên toàn cầu.
Trẻ em dễ bị tổn thương nhất
Ông Đặng Vũ Sơn - Phó chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Nguyên trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cho rằng, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, IoT… đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong học tập, làm việc và giải trí.
Tuy nhiên, song hành với những lợi ích to lớn là những thách thức ngày càng gia tăng, đặc biệt về ATTT, quyền riêng tư và bảo vệ trẻ em (BVTE) trên môi trường mạng.
"Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, nhưng các em chưa có đủ kỹ năng để nhận diện, phòng tránh rủi ro trên không gian mạng. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía",ông Đặng Vũ Sơn khẳng định.
Bà Đinh Thị Như Hoa - Trưởng phòng Kiểm định an toàn thông tin - Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) cũng nhận định sự gia tăng số trẻ sử dụng Internet đang đưa đến nhiều mối nguy hại, đồng thời chỉ ra 5 mối nguy hại điển hình từ Internet có thể tác động tiêu cực đến các em.
Cụ thể, các em có thể bị tiếp cận những nguồn thông tin không phù hợp như truy cập web đen có nội dung xấu, bị bạo lực mạng.
"Nếu không được phát hiện sớm, những thông tin này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, sức khỏe thể chất và hành vi của trẻ", bà Hoa chia sẻ.
Việc nhiều phụ huynh vô tình chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của trẻ trên mạng xã hội cũng là một trong những mối nguy lớn khiến cho thông tin riêng tư của trẻ bị phát tán, rò rỉ và có thể đưa đến tác động tiêu cực cho các em.
Một mối nguy, rủi ro khác từ việc trẻ sử dụng Internet quá nhiều là các em bị nghiện game, mạng xã hội và nghiện Internet.
Số liệu của WHO cho thấy, khoảng 70 - 80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích chơi game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%.
Hai mối nguy hại lớn khác với trẻ em đến từ Internet là bắt nạt trực tuyến và lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, ép tham gia các hoạt động phi pháp.
Giải pháp bảo vệ trẻ em
Bà Phan Thị Kim Liên - Quản lý Chương trình bảo vệ trẻ em của World Vision Việt Nam đánh giá, trẻ em có thể là người bị hại và cũng có thể là đối tượng gây hại, là đối tác của các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em.
Vấn đề quan trọng là làm thế nào để các em nhận thức được những ảnh hưởng xấu trên mạng và có những hành động tự bảo vệ bản thân trên mạng.
World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng Internet sáng tạo, cũng như ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường Internet an toàn, hiệu quả.
Tổ chức cũng hỗ trợ các sáng kiến do chính trẻ em khởi xướng, thúc đẩy sự tham gia của các em đóng góp vào các giải pháp về BVTE trên môi trường mạng.
Bà Kim Liên kiến nghị các đơn vị, tổ chức cần tăng cường phối hợp nâng cao nhận thức, năng lực, vai trò, trách nhiệm của trẻ em khi để các em tương tác trên mạng xã hội; chung tay xây dựng văn hóa sử dụng mạng lành mạnh, thúc đẩy văn hóa, hình thành thói quen dùng mạng văn minh cho trẻ em.
Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thay đổi rất nhanh, bà Kim Liên cho biết những đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em cần nghiên cứu, trải nghiệm các hành vi, thói quen của trẻ để có những phát hiện sớm, kịp thời hỗ trợ khi các em gặp các vấn đề trên mạng.
Chuyên gia bảo vệ trẻ em Đỗ Dương Hiển – Tổ chức Word Vision International tại Việt Nam đánh giá, việc sử dụng AI xoay quanh những công cụ, điển hình như chỉnh sửa hình ảnh tự động, ghép ảnh, tạo video theo nhu cầu người dùng.
Đối với việc đồng ý chia sẻ cho ứng dụng truy cập vào thông tin cá nhân của mình, có thể là danh bạ, album ảnh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin.
Trong bối cảnh hiện nay, bố mẹ cần tìm hiểu thông tin, kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ mình trên mạng, sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm.
"Phụ huynh phải cùng con sử dụng điện thoại một cách điều độ. Bậc làm cha mẹ đừng bỏ con lại với những thiết bị thông minh và hãy cùng con sử dụng AI một cách hữu ích",Đỗ Dương Hiển đứa ra lời khuyên.
Đồng quan điểm trên, ông Đặng Vũ Sơn cho rằng, trong thời gian qua, Hiệp hội đã triển khai nhiều hoạt động nổi bật như: Tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” để nâng cao nhận thức và kỹ năng của học sinh trên cả nước; Thành lập Câu lạc bộ BVTE Việt Nam trên không gian mạng (VCSC) nhằm tập hợp và kết nối các nguồn lực; Ban hành Tiêu chuẩn cơ sở TCCS:03 về “Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, dịch vụ BVTE trên môi trường mạng” để hỗ trợ và định hướng nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ.
Chia sẻ chi tiết hơn về hoạt động bảo vệ trẻ em trên mạng thời gian qua, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch VNISA, Chủ nhiệm CLB VCSC cho biết: “Tiêu chuẩn cơ sở TCCS:03 VNISA vừa ban hành vào tháng 6/2024 là một mốc quan trọng góp phần thúc đẩy hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ BVTE trên mạng".
Tiêu chuẩn này cũng góp phần đánh giá chất lượng các sản phẩm, dịch vụ BVTE trên môi trường mạng để giúp người dùng, các bậc phụ huynh có thể yên tâm hơn trong lựa chọn sản phẩm, dịch vụ.
Đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp (DN), cơ quan tổ chức cũng như đông đảo người dùng cùng chung tay trong công tác bảo vệ con em mình trước những nguy cơ, rủi ro trên không gian mạng.
Chí Hiếu