BP - Nhiều năm qua,ảohiểmytếsansẻgaacutenhnặngcộngđồca cuoc the thao m88 Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, trong đó đặc biệt chú trọng đến chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm giúp người dân khắc phục những rủi ro bệnh tật và giảm gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh. Chủ trương phát huy vai trò của chính sách BHYT và tiến tới BHYT toàn dân được thể hiện nhất quán trong các nghị quyết của Đảng và từng bước được thể chế hóa tập trung chỉ đạo thực hiện.
BHYT là chính sách có ý nghĩa an sinh quan trọng, nhằm đạt sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đồng thời qua đó thể hiện tính nhân văn ở sự sẻ chia giữa người mạnh khỏe và người hay ốm đau, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em và người cao tuổi. Vì những lợi ích thiết thực, mang đậm chất nhân văn nên trong những năm qua, số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Tính đến ngày 31-10-2017, toàn tỉnh có 768.801 người tham gia BHYT, độ bao phủ BHYT toàn dân đạt 79,9% so với số dân, vượt 1,9% chỉ tiêu BHYT toàn dân năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg, ngày 28-6-2016.
Đăng ký khám, chữa bệnh bằng BHYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh - Ảnh: K.B
Cùng với số người tham gia BHYT tăng, số chi phí khám, chữa bệnh BHYT cũng tăng lên tương ứng. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội tỉnh, đến ngày 31-10-2017, tổng chi phí khám, chữa bệnh BHYT là 370.594 triệu đồng (chưa tính chi phí đa tuyến đi), tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Thời gian qua có nhiều người bị bệnh rất nặng, phải điều trị kỹ thuật cao với chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng, nhưng phần lớn đều được quỹ BHYT chi trả. Nhờ đó, bệnh nhân có cơ hội được chữa trị, giảm gánh nặng tài chính cho gia đình và xã hội. Một số trường hợp khi bị bệnh đã được quỹ BHYT chi trả với số tiền lớn như: Em Trần Trung Kiên (2001), ngụ xã Đức Liễu (Bù Đăng) được quỹ BHYT thanh toán trên 148 triệu đồng; em Lương Hòa (1998), ngụ xã Lộc Thuận (Lộc Ninh) được quỹ BHYT thanh toán trên 138 triệu đồng; ông Điểu Giem (1944), ngụ xã Thanh An (Hớn Quản) được quỹ BHYT thanh toán gần 75 triệu đồng...
Nhìn vào những con số biết nói này, có thể thấy được giá trị nhân văn của chính sách BHYT. Quỹ BHYT đã giúp những gia đình vượt qua khó khăn về kinh tế khi chẳng may có người thân bị ốm đau, bệnh tật. Một số bác sĩ công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết, thực tế không ít bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo vẫn còn cơ hội sống, nhưng vì phải tự chi trả toàn bộ chi phí chữa bệnh mà không có sự hỗ trợ của quỹ BHYT nên đã bỏ cuộc điều trị giữa chừng.
Có người lúc khỏe mạnh không bao giờ nghĩ đến việc tham gia BHYT, nhưng khi bị bệnh tật phải điều trị với số tiền lớn thì mới biết giá trị của thẻ BHYT. Ông P.T (60 tuổi, ngụ phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài) bất ngờ bị đột qụy. Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh chẩn đoán ông bị tắc động mạch vành, muốn điều trị dứt điểm phải đặt stent để tái thông lại mạch máu. Chi phí đặt stent là 60 triệu đồng, nếu có BHYT giảm được khoảng 50%. Tuy nhiên, do ông T chưa có BHYT, gia đình lại khó khăn nên phải xin hoãn thời gian đặt stent.
Tiền viện phí cũng đang là gánh nặng với gia đình chị Nguyễn Thùy Trang (ngụ ấp Cây Điệp, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú). Vừa qua, chồng chị chẳng may bị tai nạn giao thông phải điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh), bác sĩ chỉ định phải mổ với chi phí lớn trong khi gia đình khó khăn về kinh tế. Để có tiền điều trị cho chồng, chị vay mượn khắp nơi. Chị Trang nói: “Nghĩ chồng tôi khỏe mạnh nên gia đình cũng chủ quan không tham gia BHYT. Nhưng giờ tai họa ập đến bất ngờ mới biết thẻ BHYT quan trọng thế nào”.
Với những gia đình có điều kiện, khi phải thanh toán một khoản viện phí lớn đôi khi còn cảm thấy hối tiếc vì lỡ bỏ qua việc tham gia BHYT, còn những gia đình hoàn cảnh khó khăn thì đó thực sự là gánh nặng. Đã có nhiều trường hợp người bệnh vừa thoát được bệnh lại lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì viện phí. Cá biệt, một số gia đình vì không có tiền tiếp tục chữa trị cho người thân phải “xin” bác sĩ cho bệnh nhân về nhà. Nếu có thẻ BHYT, người bệnh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng có cơ hội điều trị nhiều hơn.
Không quá khi nói người không có thẻ BHYT như cầu thang không có tay vịn. Để thu hút người dân tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã và đang tích cực phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và thái độ phục vụ, tạo thuận lợi cho người bệnh khi khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Bên cạnh đó, người dân cần nâng cao nhận thức về chính sách BHYT, về tính nhân đạo, nhân văn của chính sách BHYT “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, từ đó tích cực tham gia BHYT để giảm gánh nặng viện phí cho chính bản thân và gia đình khi bị ốm đau và bệnh tật, đồng thời thể hiện sự san sẻ gánh nặng viện phí vì cộng đồng.
T.A
Bảo hiểm xã hội tỉnh