【nhận định trận real madrid】Gương Bác sáng đời ta
5 năm thực hiện Chỉ thị số 03 và gần 2 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị,ươngBcsngđờnhận định trận real madrid trong Đảng bộ và Nhân dân Hậu Giang xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu, những gương sáng trong học tập và làm theo Bác. Các cá nhân, tập thể đó đã truyền cảm hứng, khơi gợi sự tự hào, niềm tin trong hành trình theo gương Người !
Ông Nguyễn Hữu Tình (giữa), Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, trao giải cho các tác giả đạt giải Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Chúng tôi tìm gặp những cá nhân, tập thể điển hình ở nhiều công việc, cương vị khác nhau. Họ nói, từ tấm gương cao quý của Bác, đã giúp cuộc sống, công việc, sự nỗ lực và phấn đấu của mình thêm ý nghĩa, thêm vững vàng niềm tin.
Chị Xậm sống như đóa hướng dương
Nói về mình, chị nhỏ nhẹ: “Xậm không giỏi đâu, chỉ ráng sống thật tốt, thật có ích với những gì cuộc đời đã dành cho mình…”. Trên xe lăn, chiếc chân bé nhỏ, co quắp, nhưng thuần thục khi sắp xếp lại những quyển sách trên giá sách của thư viện. Cũng chiếc chân ấy, chị dùng để kẹp một cây bút chì, đánh máy vi tính và với chiếc chân đó, chị đã vẽ lên những bức tranh dung dị… Chị là Huỳnh Thị Xậm, thủ thư tại Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2017, chị Xậm là 1 trong 3 phụ nữ Việt Nam có tên trong danh sách 100 phụ nữ tiêu biểu toàn cầu.
Quê chị ở ấp 7, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, bẩm sinh đã mang dị tật tứ chi. Từ ngày sinh ra, cuộc sống của chị phụ thuộc vào người thân. 15 tuổi, thấy bạn bè đồng trang lứa đi học, chị cũng muốn được đến trường, vậy là nằn nì mẹ để được đi học. Cũng từ đó chị tập xỏ kim để tự vá quần áo, tập bơi xuồng phòng khi không có bạn đi học cùng… những việc đó với chị là sự nỗ lực đầy đau đớn.
Biết mình không được như bạn bè đồng trang lứa, chị tự nhủ phải quyết tâm hết sức. Khi rời trường làng, chị đi học cao hơn. Tốt nghiệp THPT, được giới thiệu từ Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh, chị khăn gói lên Sài Gòn học nghề. Học tin học được 6 tháng, lúc chuẩn bị về quê, Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị mở phòng thư viện, chị được Ban Giám đốc Trung tâm sắp xếp làm thủ thư, với sự hỗ trợ chuyên môn của cô Đinh Thị Hỏi, cô Nguyễn Ngọc Hồng - hai người luôn sát cánh bên chị. Việc sắp xếp sách vở, cắt dán mã số sách, phân loại sách đều khó khăn với chị, trong đầu lại nghĩ phải cố gắng… Năm 2009, chị được trung tâm đưa đi học đại học tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ngành xã hội học, đồng hành cùng chị là một nhân viên của trung tâm suốt 4 năm trời đưa rước. Bước đến giảng đường biết bao bỡ ngỡ, nhưng sự mặc cảm không thắng được mong muốn biết thêm nhiều cái chữ của chị. Năm 2014 chị tốt nghiệp đại học.
“Phụ nữ ta chẳng tầm thường”, lời nói của Bác trong sách “Lịch sử nước ta” thật đúng với chị Xậm! Cô Đinh Thị Hỏi, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Xậm ước mơ có phép màu để biến đôi tay, đôi chân tật nguyền được bình thường chỉ trong một ngày, để Xậm làm những việc mình yêu thích. Nghe ước mơ của Xậm mà ứa nước mắt. Chúng tôi rất khâm phục ý chí phi thường của Xậm”.
Chị sống bằng tình yêu thương, nên chị ráng vun đắp, lan tỏa tình người. Mỗi tối, chị dạy các em mồ côi, khuyết tật tại trung tâm học chữ. Để dạy được các em khiếm thính, khiếm thị, chị lại mày mò học động tác, học chữ nổi. Lúc trung tâm mở lớp dạy vẽ, chị được tạo điều kiện để học, các bức tranh của chị bình dị, nhẹ nhàng, có hồn nên được nhiều người hỏi mua. Nhưng khi chị biết được nhiều điều, cũng là lúc căn bệnh khớp thêm nặng…
Với mình - chị đã sống cuộc đời đáng sống; với người - chị đã vun đắp yêu thương, ráng trả ân nghĩa lại cho đời; với công việc - chị đã phấn đấu không ngừng nghỉ, đó là cách sống nêu gương sáng giữa cuộc đời như lời Bác dạy. Câu chuyện của chị đã truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người lành lặn, chị đã sống xứng đáng với cuộc đời, sống như những đóa hoa luôn hướng về phía mặt trời, dù rằng cơ thể mang những điều chưa trọn vẹn!
Chi hội Phụ nữ ấp Mùa Xuân mang đến mùa xuân cho chị em
Cũng là câu chuyện về những người phụ nữ theo gương Bác, chúng tôi tìm về ấp Mùa Xuân, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, để gặp những hội viên phụ nữ năng động. Đang nhanh tay chặt hom mía chuẩn bị đem đi trồng, bà Trần Thị Nghĩa nói: “Đời sống bây giờ thay đổi hơn xưa nhiều lắm rồi. Ai đã trải qua những ngày tháng gian khó, mới thấy quý hôm nay. Có được điều này, phải kể đến sự đóng góp, vun vén, lo toan và năng động của chị em”.
Gia đình bà Phụng có thu nhập tương đối từ nghề may bao tay.
Nhiều năm qua đi, trở lại ấp Mùa Xuân bây giờ đã thật sự thấy mùa xuân về. Bên bàn máy may đều đều tiếng rèn rẹt, bà Đinh Thị Phụng nhanh tay may bao tay để kịp chuyến hàng sắp giao. “Nhờ mô hình làm ăn hiệu quả là may bao tay, cộng với sự hỗ trợ của chị em trong Chi hội Phụ nữ ấp, nên không còn đi làm mướn nữa”, bà Phụng cho hay. Đây là một trong những mô hình giúp hội viên phụ nữ ấp vươn lên, thoát nghèo, có cuộc sống tương đối ổn định. Mỗi ngày, bà Phụng may khoảng 50 cặp bao tay, ăn công 3.000 đồng/cặp, tiền điện, tiền chỉ may không bao nhiêu, 150.000 đồng gần như còn nguyên. Mô hình này đã được nhân rộng đến 5 gia đình phụ nữ quanh ấp.
Chi hội Phụ nữ đã thành lập Câu lạc bộ Học tập và làm theo Bác. Tham gia câu lạc bộ, chị em cùng nhau chia sẻ, người khó khăn ít hỗ trợ người khó khăn nhiều, thông qua đóng góp một số tiền nhất định hàng năm.
Sức người cùng quyết tâm, sức người cùng đoàn kết, cùng đồng lòng, cùng san sẻ, đã tạo nên những đổi thay trong hoạt động hội phụ nữ nơi đây. Có được điều này phải nhắc đến sự nỗ lực của “Cánh chim đầu đàn” - Chi hội trưởng Chi hội ấp Mùa Xuân Phan Thanh Tâm. Bà Tâm đã gầy dựng lên phong trào phụ nữ ấp từng bước vững mạnh, từ những ngày chị em chưa hiểu về hội, chưa muốn tham gia hội, đến nay đã có hơn 120 hội viên. Nhờ tinh thần đoàn kết, nỗ lực và nêu cao tinh thần tương trợ từ những việc lớn, việc nhỏ, tổ chức hội ngày được mở rộng.
Những năm 2007-2008, hội viên và phụ nữ là chủ hộ ở ấp có vài chục hộ nghèo, đến nay chỉ còn khoảng 6 hộ thuộc hội viên phụ nữ còn sổ nghèo. Bà Tâm chia sẻ rằng, đó là sự nỗ lực, đoàn kết tạo thành công như Bác đã dạy, bà cũng chỉ là một cánh én hợp cùng những cánh én khác để làm nên mùa xuân, làm nên những điều chị em phụ nữ cần, phụ nữ muốn, để giúp phụ nữ vươn lên, khẳng định mình. Đây là chi hội phụ nữ duy nhất của tỉnh đã được tặng Bằng khen của UBND tỉnh qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị.
Mỗi mô hình ra đời, mỗi việc làm thiết thực được thực hiện trong học tập và làm theo Bác đều trân quý, đáng được biểu dương, thể hiện được chiều sâu học tập và làm theo Bác!
Đảng bộ với những mô hình tiêu biểu làm theo Bác
Nhiều nơi ở thành phố Vị Thanh trang trí đèn hoa với dòng chữ “Thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, một dòng chữ nhưng là cả quyết tâm lớn của Đảng bộ thành phố. Năm 2017, thành phố thực hiện nhiều mô hình hay, dần đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, để những khẩu hiệu tuyên truyền không chỉ nằm trên giấy.
Đến giờ, khi nói về giải A được nhận từ Cuộc thi viết “Những tấm gương làm theo Bác”, chị Đào Kim Thanh, đảng viên Chi bộ Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Vị Thanh), còn rất vui. “Tôi viết bài dự thi khoảng 4 trang giấy A4, có kèm theo hình ảnh chủ đề “Tập thể Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội nỗ lực vì Nhân dân phục vụ”. Bài viết nói về người thật, việc thật, những công việc cụ thể mà đội đã làm vì Nhân dân. Để đảm bảo trả kết quả cho công dân đúng thời gian đã hẹn, đôi khi cán bộ, chiến sĩ trong đội phải làm vào ban đêm, ngày thứ bảy, chủ nhật, rồi đi cấp hàng ngàn giấy chứng minh nhân dân lưu động đến tận ấp cho người dân. Thành quả đó được làm nên từ biết bao nhiêu giọt mồ hôi”.
Thành ủy Vị Thanh trao giải Cuộc thi viết “Những tấm gương làm theo Bác”.
Cuộc thi viết “Những tấm gương làm theo Bác” đã khơi gợi trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên qua từng trang viết, qua từng câu chuyện của những bài dự thi được gửi về Thành ủy Vị Thanh. Hàng trăm bài viết được gửi về là hàng trăm câu chuyện hay trong quá trình học tập và làm theo Bác. Đó có thể là câu chuyện của mình, cũng có thể là câu chuyện mà tác giả đã quan sát. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp. Như câu chuyện của anh Nguyễn Hoàng Nhu, đảng viên Chi bộ Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Vị Thanh), cũng là bài viết đạt giải A, kể về người nhặt rác tuyên truyền Phan Ngọc Quí. “Với nhiều người, anh Quí làm việc rất bình thường, nhưng với tôi, anh đã làm việc có ý nghĩa. Anh làm sạch phố phường, giúp nâng cao ý thức của người dân. Tôi học được ở anh sự kiên nhẫn, cần cù, sống vì cộng đồng. Câu chuyện của tôi đơn giản là vậy, chỉ là những điều thật dung dị quanh cuộc sống, nhưng là những điều tốt đẹp”, anh Nhu bày tỏ.
Một điểm nhấn trong thực hiện mô hình học tập và làm theo Bác ở thành phố Vị Thanh trong năm qua còn là thành lập được các câu lạc bộ đờn ca tài tử học tập theo Bác. Đây là cách đưa việc học tập Bác ra dân hiệu quả. Anh Lê Văn Hiền, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử ấp Mỹ Hiệp 2, xã Tân Tiến, bày tỏ: “Những bài ca tài tử về tấm gương Bác Hồ, về sự hy sinh của vị Cha già kính yêu, sự chăm lo, yêu thương hết mực từ người già đến em nhỏ của Người hòa quyện trong mỗi lời ca, tiếng hát. Qua đó, cùng tuyên truyền cho mọi người những bài học hay, hiểu rõ hơn việc học tập và làm theo Bác”…
Năm 2017, thành phố Vị Thanh đạt giải nhất trong thi đua thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị. Kết quả này bắt nguồn từ sự lan tỏa việc học tập và làm theo Bác trong Đảng bộ, Nhân dân thành phố. Năm qua, thành phố đã “trình làng” 34 mô hình tập thể, 28 điển hình cá nhân trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cùng với đó là hàng chục cuộc tọa đàm được tổ chức rộng khắp từ thành phố đến cơ sở với chuyên đề về Chỉ thị số 05. Bí thư Thành ủy Vị Thanh Võ Minh Tâm chia sẻ, để đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành việc thường xuyên đòi hỏi nhiều cố gắng, nỗ lực cùng những giải pháp phù hợp. Đảng bộ thành phố thực hiện Chỉ thị số 05 trên tinh thần thực chất, quyết tâm, có sáng tạo, làm mới. Điều quan trọng là học tập Bác phải có sự gắn kết, lồng ghép để hòa quyện vào công tác xây dựng Đảng, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, để xây dựng thành phố ngày càng phát triển.
Sẽ còn rất nhiều những cá nhân, tập thể điển hình chúng tôi chưa có cơ hội gặp. Họ vẫn tiếp tục làm những việc ý nghĩa, tiếp tục tạo sức lan tỏa từ những điều giản dị, mộc mạc, cụ thể và thiết thực như những câu chuyện, câu nói và tấm gương hết sức bình dị mà cao quý về vị Chủ tịch nước kính yêu của dân tộc Việt Nam - Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Hữu Tình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Chỉ thị số 03 là nền tảng giúp thực hiện tốt Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị Gần 2 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, việc học tập và làm theo đã dần đi vào nền nếp, thiết thực, tránh bệnh hình thức, từng bước trở thành công việc thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhiều nơi nỗ lực, chủ động, sáng tạo, tìm cách làm hay, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ và đặc điểm của mình. Từ trong nội bộ Đảng đến quần chúng Nhân dân đều có những mô hình hay, tuy dung dị, nhưng thể hiện được trách nhiệm, tuy gần gũi nhưng đó là tấm lòng trân trọng với Bác kính yêu. Từ học sinh tiểu học, đến các sinh viên, từ những bạn trẻ, đến các cụ già, từ các hội viên phụ nữ đến những đoàn viên, thanh niên, từ tỉnh đến cơ sở và các ấp, khu vực đều coi việc học tập và làm theo Bác là kim chỉ nam, là cách để hoàn thiện bản thân mình, là giải pháp để xây dựng chi bộ, đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh. Thành quả này có nền tảng từ việc Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đã làm tốt Chỉ thị số 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trước đó. Hành trình thực hiện Chỉ thị số 05 còn dài, rất cần sự nỗ lực, hết lòng, tận tâm của từng cán bộ, đảng viên và Nhân dân. |
HOÀNG NGUYÊN