【ket qua afc cup】Ngành giáo dục Bình Phước ứng phó linh hoạt trước đại dịch

Để làm rõ hơn quá trình phòng,ụcBigravenhPhướcứngphoacutelinhhoạttrướcđạidịket qua afc cup chống dịch Covid-19, việc dạy và học online cũng như chủ động chuẩn bị đầy đủ kiến thức khi thầy và trò trở lại trường của ngành giáo dục tỉnh nhằm tạo sự an tâm cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, phóng viên (PV) Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước đã phỏng vấn Giám đốc Sở GD-ĐT Lý Thanh Tâm. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Giám đốc Sở GD-ĐT Lý Thanh Tâm

PV: Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến ngành giáo dục trong năm học 2019-2020. Vậy ông cho biết, Sở GD-ĐT có kế hoạch gì để đảm bảo mốc thời gian, quỹ thời gian và chương trình học cần thiết?

Ông Lý Thanh Tâm: Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành điều chỉnh khung thời gian năm học theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 3-10-2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, từ năm học 2017-2018, Sở GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản và được nhắc lại nhiệm vụ năm học hằng năm cho các ngành học, cấp học. Theo Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, giao các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo hướng tinh gọn, tinh giản các nội dung vượt quá chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu cần đạt, sắp xếp lại các chương trình theo hướng tích hợp các chủ đề liên quan.

Từ đầu mùa dịch Covid-19 đến nay, Sở GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện ôn tập cho học sinh trong thời gian tạm nghỉ và dạy bù kiến thức khi các em trở lại trường. Với việc điều chỉnh về thời gian kết thúc năm học của Bộ GD-ĐT, chương trình học cần thiết ở các cấp học là hoàn toàn có thể đảm bảo.

PV: Dạy trực tuyến rất khó để nắm được chất lượng. Vậy ngành giáo dục có xây dựng kế hoạch cập nhật kiến thức khi các em trở lại trường, thưa ông?

Ông Lý Thanh Tâm: Vấn đề này cũng đã được Sở GD-ĐT tính đến khi triển khai các công văn. Để khắc phục, Sở GD-ĐT đã làm việc với các đơn vị cung cấp hệ thống học tập trực tuyến như VNPT, Viettel, Mobifone để cung cấp tài khoản miễn phí cho các trường, thống kê tình hình dạy và học của giáo viên, học sinh, từ đó kịp thời chấn chỉnh. Trước mắt, dạy và học trực tuyến ở Bình Phước chủ yếu là ôn tập kiến thức.

Ngày 30-3-2020, Sở GD-ĐT đã có Tờ trình số 983/TT-SGDĐT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước thực hiện tiếp sóng chương trình dạy học trên truyền hình của kênh VTV7 - Đài Truyền hình Việt Nam, nhằm đảm bảo học sinh ở những nơi không có điều kiện về internet có thể tiếp cận được nội dung dạy, học.

Ngày 17-3-2020, Sở GD-ĐT ban hành Công văn số 652/SGDĐT-GDTrH về việc triển khai các hình thức dạy học trong thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, yêu cầu các đơn vị tăng cường các hình thức để đảm bảo việc dạy học cho học sinh. Bên cạnh dạy học trực tuyến thì các đơn vị cũng cần vận dụng nhiều hình thức dạy học khác như qua truyền hình, tin nhắn hoặc phôtô tài liệu học tập giao đến các em, làm sao 100% học sinh tiếp cận được nội dung ôn tập.

Để tăng cường việc dạy học trực tuyến cho học sinh trong thời gian tạm nghỉ học, sáng 27-2-2020, Sở GD-ĐT đã phối hợp với VNPT Bình Phước tổ chức tập huấn hệ thống dạy và học trực tuyến qua internet cho đại diện các đơn vị trường THPT và THCS trên toàn tỉnh.

PV: Thưa ông, có lợi thế về số lượng giáo viên, học sinh đông, vậy Sở GD-ĐT đã làm gì để đẩy mạnh truyền thông phòng chống dịch Covid-19, cũng như giúp kìm hãm, ngăn chặn sự phát tán thông tin giả, sai sự thật, gây hoang mang trong cộng đồng, giảm thiểu tổn thất cho xã hội?

Ông Lý Thanh Tâm: Có thể nói, cùng với ngành y tế, ngành giáo dục với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đông. Đây là lợi thế nhưng cũng là thách thức với ngành trong việc truyền thông về các thông tin nói chung, dịch Covid-19 nói riêng. Nhận thức được vấn đề, Sở GD-ĐT đã thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền, vận động học sinh, phụ huynh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch thông qua hệ thống công nghệ thông tin và các tờ rơi, pa-nô, áp-phích... Đồng thời tại Công văn số 312/SGDĐT-GDTrH ngày 12-2, sở cũng chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm việc cập nhật thông tin về dịch Covid-19 từ các kênh chính thống của Chính phủ và của tỉnh, không đưa thông tin không chính xác và chưa được kiểm chứng. Tại Công văn số 491/SGDĐT-GDTrH ngày 27-2, sở cũng đã chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp các cơ sở y tế để được hỗ trợ các thông tin, kỹ năng phòng, chống dịch Covid-19. Ngày 24-3, Sở GD-ĐT đã ban hành Công văn số 741/SGDĐT-GDTrH yêu cầu các phòng GD-ĐT, các đơn vị trực thuộc thực hiện tuyên truyền và hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện khai báo y tế tự nguyện để phòng, chống dịch.

PV:Thưa ông, cùng với tỉnh và các bộ, ngành Trung ương chung tay phòng, chống dịch Covid-19, ngành có xây dựng kịch bản để xử lý nếu xảy ra trường hợp học sinh hoặc giáo viên dương tính với SARS-CoV-2?

Ông Lý Thanh Tâm: Trên địa bàn tỉnh hiện chưa phát hiện ca dương tính với Covid-19 nhưng không vì thế mà chúng ta lơ là, chủ quan. Sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện việc báo cáo nhanh, báo cáo khẩn các trường hợp bất thường có thể xảy ra. Ban giám đốc sở thường xuyên làm việc và hội ý với các phòng chức năng, chuyên môn để kịp thời đưa ra các chỉ đạo cho toàn ngành trong thời điểm cụ thể và dự phòng thời gian tiếp theo để không xảy ra bị động, bất ngờ. Bên cạnh đó, giữ liên lạc thường xuyên với lãnh đạo tỉnh, phối hợp ngành y tế kịp thời để tham mưu các vấn đề liên quan về dịch bệnh đối với các trường học. Sở cũng đã xây dựng kế hoạch tổng thể, có các kịch bản về phòng chống dịch; chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, phối hợp đội ngũ y tế, tăng cường phun thuốc khử khuẩn trường lớp, tẩy trùng trang thiết bị dạy học; tuyên truyền học sinh thực hiện tốt phòng, chống dịch.

Ngoài ra, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường không tổ chức hoạt động tập trung đông người, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm trong thời gian còn diễn ra dịch bệnh, cố gắng tối đa không để dịch bệnh lây lan trong trường học. Hiện 100% cơ sở giáo dục trong tỉnh đã vệ sinh khử trùng trường, lớp học, trang thiết bị và đồ dùng học tập; áp dụng các điều kiện đảm bảo an toàn khi đón học sinh trở lại trường. Căn cứ tình hình thực tế dịch bệnh, các địa phương đã chủ động cho học sinh nghỉ học và đi học trở lại.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Ngọc Tú (thực hiện)